Bông mã đề và râu ngô chữa đái dắt

Mã đề có tên khoa học là Plantago major L. Mã đề là loài cây cỏ mọc hoang sống lâu năm, thân ngắn. Với nhiều dưỡng chất quan trọng, khi kết hợp với râu ngô có thể giúp bạn chữa đái dắt hiệu quả.
26/04/2018 23:03

1, Cây mã đề là gì?

Mã đề là loại cây thuộc họ Plantaginaceae, còn có tên gọi khác là Xa tiền. Chúng mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trên khắp nước ta.

Mã đề là loại cây cỏ, sống rất lâu năm và có thân cây ngắn. Lá cây mọc ở gốc bài trí hình hoa thị, có cuống dài và rộng. Phiến lá hình thìa hay hình trứng, có gân dọc theo sống lá.

Cây mã đề khi ra hoa sẽ cho những bông hoa thành bông có cán dài, hướng thẳng đứng. Hoa mã đề lưỡng tính, 4 lá đài xếp chéo hơi dính nhau ở gốc.

bong ma de va rau ngo chua dai dat 1

Bông mã đề và râu ngô chữa đái dắt. Dân gian thường uống nước mã đề để lợi tiểu cũng như giải độc cơ thể.

Khi hoa rụng, cây sẽ cho quả. Quả mã đề thường là quả hộp, bên trong chứa nhiều hạt màu nâu đen bóng và trung bình mỗi quả có 8 - 13 hạt.

Theo Đông y, cây mã đề có vị ngọt, tính lạnh, tác dụng mát máu, khử nhiệt, ngưng cháy máu cam, tiểu tắc nghẽn, làm sáng mắt, thông mồ hôi, làm sạch phong nhiệt tại gan, phổi, chữa chứng thấp nhiệt ở bàng quang, lợi tiểu tiện mà không chạy khí, khiến cường âm tích tinh.

Do đó, dân gian đã biết sử dụng cây mã đề để chữa nhiều bệnh rất hiệu quả. Công dụng nổi bật nhất của cây mã đề là thông tiểu. Do đó, dân gian thường uống nước mã đề để lợi tiểu cũng như giải độc cơ thể.

Tuy nhiên, nhiều người lại không biết rằng, mã đề có tác dụng rất tốt trong việc chữa các bệnh về thận và đường tiết niệu.

Trong nhiều nghiên cứu, phần lá của cây mã đề có tác dụng  lợi tiểu, tăng thải trừ urê, acid uric và muối trong thận. Do đó, dùng mã đề làm thuốc rất có lợi cho thận và đường tiết niệu.

2, Râu ngô là gì?

Râu ngô bắp là loại thực phẩm có trong bắp ngô. Chúng chính là bộ phận ở đỉnh đầu của bắp ngô có hình dáng giống như những sợi chỉ. Được biết, râu ngô giống như một loại thuốc hỗn hợp của nhiều vitamin và các vi chất ở dạng tự nhiên cần thiết cho cơ thể chống oxy hóa tốt hơn bất cứ một loại thuốc bổ nào.

Theo y học cổ truyền, râu ngô có vị ngọt, tính bình, có công dụng lợi tiểu, thông mật, lợi mật, thanh huyết nhiệt,… dùng làm trà uống hàng ngày rất tốt.

Theo nghiên cứu hiện đại, trong râu ngô có chứa nhiều vitamin A, vitamin K, vitamin B1, B2, B6 (pyridoxin), vitamin), vitamin C, vitamin PP, các flavonoid, acid pantothenic, isotol, các saponin, các steroid như sytosterol và sigmasterol, các chất đắng, dầu béo, tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác. Vì thế khi uống nước râu ngô thường có cảm giác ngọt, ngậy và mát.

bong ma de va rau ngo chua dai dat

Râu ngô là bộ phận ở đỉnh đầu của bắp ngô có hình dáng giống như những sợi chỉ. 

Bởi có nhiều dưỡng chất và tác dụng cho sức khỏe, dân gian còn sử dụng râu ngô để chữa các bệnh như: tiểu vàng, tiểu rắt buốt, bí tiểu, viêm tiết niệu, tiểu ra máu, xuất huyết nội tạng, sạn trong gan, mật, thận, sạn niệu, bàng quang, phù thủng, làm hạ áp huyết, làm thông mật trong điều trị gan mật, sỏi mật, vàng da… Đặc biệt, râu ngô là một trong các loại thảo dược dùng để điều trị bệnh gan có hiệu quả nhất.

3, Chữa đái dắt bằng bông mã đề và râu ngô

Râu ngô và bông mã đề là hai loại thực phẩm dễ kiếm, dễ bảo quản và sử dụng. Trong y học, râu ngô có vị ngọt, tính bình giúp lợi tiểu, lợi mật. Mã đề có tính hàn, vị ngọt, không độc, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm. Sự kết hợp hai loại thực phẩm này sẽ tạo nên một bài thuốc chữa bệnh đái nhắt rất hiệu quả.

  • Bài 1: Rễ cỏ tranh, râu ngô, bông mã đề, củ sả, đậu đen, lượng bằng nhau, tất cả rửa sạch, phơi khô, sắc uống ngày 2 – 3 lần. Dùng trong 1 tuần.
  • Bài 2: Bồ công anh, mã đề, rau má, râu ngô, cam thảo dây, mía dò, rễ cỏ tranh, lượng bằng nhau, sắc uống ngày 2 – 3 lần. Dùng trong 1 tuần.
  • Bài 3: Râu ngô, bông lá đề và vài ngọn tre non đem rửa sạch sắc nước uống.
  • Một số bài thuốc chữa tiểu dắt
  • 5 cách trị tiểu dắt tại nhà hiệu quả
comment Bình luận

largeer