Các giai đoạn của áp xe vú ở nữ giới

Áp xe vú là tình trạng nhiễm trùng hình thành mủ trong các mô vú. Bệnh này thường xảy ra với các bà mẹ cho con bú gây nhiễm khuẩn các ống dẫn sữa và các tuyến sữa.
29/04/2018 23:24

1. Các giai đoạn của áp xe vú 

  • Ở giai đoạn đầu 

Giai đoạn này bị xuất hiện tình trạng viêm bạn có thể cảm thấy đau nhức sâu trong vú. Vùng da bên ngoài vú có thể bình thường nếu ổ viêm nằm sâu bên trong hoặc trở nên nóng đỏ và sưng nếu ổ viêm nằm ngay bề mặt tuyến vú.

Bệnh thường khởi phát đột ngột kèm các triệu chứng như sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, đau khi cử động cánh tay. Vú bị viêm to ra, chắc, hạch nách cùng bên to và đau. 

  • Ở giai đoạn tạo thành áp xe

Toàn thân: Biểu hiện bằng hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc, sốt cao kèm theo rét run, rùng mình, môi khô, lưỡi bự bẩn, đau đầu, khát nước, da xanh, cơ thể gầy yếu, mất ngủ.

Bên cạnh đó bạn sẽ bị đau nhức nhối, đau sâu trong tuyến vú. Đau tăng khi vận động cánh tay, khi cho con bú.

cac giai doan cua ap xe vu

Các giai đoạn của áp xe vú ở nữ giới

Tại chỗ: Vú xưng to, vùng da phía trên ổ áp xe thường nóng, căng, xung huyết đỏ hoặc phù tím. Da cũng có thể vẫn bình thường nếu ổ áp xe nằm ở sâu.

Các tĩnh mạch dưới da nổi rõ, có hiện tượng viêm bạch mạch, núm vú tụt. Nếu ổ áp xe thông với các ống dẫn sữa thì có thể thấy sữa lẫn mủ chẩy qua đầu núm vú. Chọc hút đúng ổ áp xe có thể hút được mủ.

2. Nguyên nhân dẫn đến áp xe vú

- Hai loại vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus là nguyên nhân thường gặp nhất gây nên bệnh áp xe vú. Vi khuẩn gây viêm mủ ở vú thường là tụ cầu và liên cầu. Hoặc bệnh này cũng thể do các loại vi khuẩn hiếm gặp như các loại phế cầu ,lậu cầu ,trực khuẩn thương hàn ,vi khuẩn kỵ khí.

- Tắc nghẽn ống dẫn ở núm vú do sẹo cũng có thể gây nên áp xe vú

cac giai doan cua ap xe vu.jpg 1

- Sức đề kháng của cơ thể, điều kiện sống và quá trình ứ đọng là các yếu tố đóng vai trò quan trọng của bệnh.

- Đối với bà mẹ cho con bú không đúng cách, không đủ số lần, không vắt bỏ sữa thừa khi trẻ bú không hết gây ứ đọng sữa không đủ thời gian khiến sữa tích tụ lại trong vú.

- Không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh, mẹ bị cảm lạnh nên sữa khó lưu thông. Sau khi cho trẻ bú không vệ sinh lau rửa đầu vú sạch… mặc áo ngực chật, núm vú bị trầy xước,tắc ống dẫn sữa.

3. Cách phòng tránh áp xe vú

Luôn vệ sinh phần ngực sạch sẽ, nhất là phần đầu vú, các kẽ của phần đầu vú.

Dùng khăn nhúng nước ấm để lau sạch đầu vú, trước khi cho bé bú, vắt vài giọt sữa đầu bỏ đi rồi hãy cho bé bú. Sau đó, nếu trẻ bú không hết sữa, cần nặn hay dùng bình hút hết sữa ra để đảm bảo không có sữa đọng lại bên trong, dễ vón cục gây tắc tuyến sữa…

Nếu áp xe vú được phát hiện sớm, bệnh có thể được chữa lành bằng kháng sinh mà không cần phẫu thuật. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sau này, người bệnh sẽ cần phải chích rạch và dẫn mủ trong ổ áp xe ra ngoài.

Các bà mẹ có thể thử các phương cách trên nếu bị tắc tia sữa sau khi sinh con, nhưng nếu thấy tình hình không được cải thiện cần đến gặp các bác sĩ để được điều trị ngay.

comment Bình luận

largeer