Phẫu thuật áp xe vú bao lâu thì khỏi?
Khi nào cần phải mổ áp xe vú?
Áp xe vú được lý giải là tình trạng vú có nang giống túi chứa đầy mủ và được bao quanh bởi các mô viêm nhiễm. Bệnh này thường gặp ở phụ nữ, nhất là những người trong thời kỳ sinh đẻ hoặc nuôi con.
Áp xe vú thường xuất hiện vào mùa hè do cơ thể phụ nữ ra nhiều mồ hôi. Đây nguyên nhân dẫn đến viêm da do tụ khuẩn, liên cầu. Trong một số trường hợp, áp xe vú là dấu hiệu của bệnh ung thư vú.
Vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus là nguyên nhân thường gặp nhất gây nên bệnh áp xe vú. Có khoảng 10% - 30% trường hợp áp xe vú sảy ra với phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Bên cạnh đó nó cũng có thể xảy ra với phụ nữ béo phì, vệ sinh kém.

Phẫu thuật áp xe vú bao lâu thì khỏi? Phẫu thuật áp xe vú được tiến hành theo chỉ định của bác sĩ
Các dấu hiệu của áp xe vú phụ thuộc vào vị trí bị áp xe, giai đoạn của bệnh và một số yếu tố liên quan khác. Trong giai đoạn đầu, người bị áp xe vú sẽ cảm thấy đau nhức ở trong tuyến vú. Đồng thời xuất hiện hiện tượng nóng đỏ và sưng nếu ổ viêm bằm ngay trên bề mặt tuyến vú.
Giai đoạn tạo thành áp xe thì các triệu chứng rõ ràng hơn. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy nóng, căng, đau đỏ. Ngoài ra còn xuất hiện triệu chứng sốt, ớn lạnh, buồn nôn… Nếu không được điều trị kịp thời, áp xe vú sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng.
Trường hợp cần mổ áp xe gấp là: những người bệnh bị áp xe vú sưng đỏ, cứng, đau nhức kèm theo sốt, nổi hạch lớn. Khi đã bị hóa mũ thì vùng vú sẽ có vùng bị mềm. Nếu như mũ không thoát dược ra bên ngoài thì nó sẽ đóng kén ở xung quang và xơ hóa trở lại. Đây là giai đoạn người bệnh cần tiến hành mổ áp xe vú.
Phẫu thuật áp xe vú bao lâu thì khỏi?
Nếu một áp xe vú không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến hoại tử ở những trường hợp bệnh nặng. Các nhiễm trùng từ ổ áp xe vú cũng có thể lây sang các mạch máu và lan truyền đi khắp cơ thể. Từ đó dẫn đến các biến chứng nặng, thậm chí là đe dọa đến tính mạng chẳng hạn như: suy thận, nhiễm trùng huyết và tử vong. Người bệnh sẽ rơi vào trạng thái hôn mê, mê sảng, co giật, sốt, tụt huyết áp…
Phẫu thuật áp xe vú là một trong những phương pháp có ý nghĩa quan trọng trong trường hợp vùng áp xe diễn biến phức tạp. Phẫu thuật áp xe vú được thực hiện bằng cách các bác sĩ sẽ tạo ra một đường rạch lớn trên bề mặt vú để lượng dịch mủ do áp xe gây ra có thể đào thải hết ra bên ngoài.
Sau khi thực hiện xong, các bác sĩ tiến hành khâu vết thương lại. Phương pháp chích hoặc phẫu thuật áp xe vú nếu không được khử trùng và làm cẩn thận sẽ dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Thậm chí còn hình thành thêm nhiều ổ áp xe mới rò rỉ từ ổ cũ.
Vậy nên, phương pháp phẫu thuật và cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc xác định thời gian hồi phục sau phẫu thuật. Tuy nhiên, với các ca mổ thành công thì các bác sĩ có thể tiên lượng được thời gian hồi phục hoàn toàn.

Phẫu thuật áp xe vú bao lâu thì khỏi? Phẫu thuật áp xe khỏi hoàn toàn phải mất từ 6 - 8 tuần
Theo đó, sau ca mổ thành công nếu người bệnh được chăm sóc chu đáo có thể hồi phục hoàn toàn sau từ 6 – 8 tuần nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khoảng thời gian này cũng có sự chênh lệch tùy vào cơ địa của từng người.
Được biết, các vết mổ áp xe vú kéo dài từ 5 – 8cm, vậy nên sau khi mổ người bệnh cần lưu trú tại bệnh viện từ 3 – 4 ngày. Có những trường hợp phải lưu trú đến 1 tuần để bác sĩ theo dõi tình hình.
Vì Vết mổ kéo dài từ 5 – 8cm nên người bệnh cần từ 2 – 3 tuần để vết mổ thành sẹo. Trong thời kỳ phục hồi, vệt sẹo có thể xuất hiện hiện tượng sưng, ngứa hoặc phồng nhẹ, màu sắc của vết mổ sẽ đậm hơn các vùng da xung quanh.
Tuy nhiên, sau 6 tuần nghỉ dưỡng vết mổ sẽ liền sẹo, co lại và có màu tương tự màu da. Lúc này người bệnh có thể hoạt động bình thường mà không cần kiêng cữ quá nhiều.
Trong trường hợp sau 2 tuần mổ người bệnh thấy xuất hiện tình trạnh đau, sưng mủ thì nên đi tái khám để hạn chế việc bị nhiễm khuẩn vết mổ. Nếu xuất hiện ngứa thì không nên gãi để tránh kích ứng vết mổ gây nhiễm trùng vết thương.
Để phòng tránh cách biến chứng nguy hiểm xảy ra sau mổ áp xe vú, các chuyên gia y tế khuyến nghị người bệnh cần có có chế độ chăm sóc đặc biệt. Ngoài việc giữ vệ sinh khu vực mổ áp xe, thì còn cần uống thuốc đúng giờ, hạn chế lao động mạnh. Đồng thời cần bổ sung dinh dưỡng thông qua thực phẩm chức năng để bệnh nhanh khỏi hơn.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hàng loạt lời khen của khách hàng sau khi điều trị sẹo tại Phòng khám Chuyên khoa IDE
Với bất kỳ cơ sở làm đẹp nào, khách hàng chính là vị “giám khảo” công tâm nhất có thể đánh giá chính xác sự uy tín, chất lượng, tính hiệu quả sau khi sử dụng dịch vụ. Và Phòng khám Chuyên khoa IDE đã chứng minh được điều đó qua các feedback thực tế của khách hàng. Đây chính là động lực để phòng khám nỗ lực hoàn thiện hơn mỗi ngày.February 13 at 4:41 pm -
IDE sở hữu dịch vụ khắc họa mình hạc xương mai - cứu tinh của các chị em vai u thịt bắp
Một cơ thể cân đối, đều đặn là ước mơ của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, do cơ địa, nguyên nhân cơ học hoặc bệnh lý mà nhiều chị em có cơ thể không cân đối, thiếu thẩm mỹ. Để cứu tinh cho các chị em có những khiếm khuyết này, Phòng khám Chuyên khoa IDE với dịch vụ khắc họa mình hạc xương mai sẽ giúp cho phái đẹp lấy lại sự tự tin vốn có, tỏa sáng trong mọi ánh nhìn.February 13 at 4:39 pm -
IDE: Top phòng khám chuyên khoa hàng đầu trong điều trị sẹo phẫu thuật
Sẹo phẫu thuật lâu nay vô hình chung trở thành nỗi ám ảnh của phái đẹp, không chỉ tạo cảm giác ngứa ngáy, căng cứng, khó chịu mà còn gây nên tâm lý mất tự tin về diện mạo. Thấu hiểu được nỗi lo lắng của khách hàng, Phòng khám Chuyên khoa IDE với công nghệ tiên tiến có thể giúp giải quyết các vấn đề mà sẹo phẫu thuật mang lại.February 12 at 12:11 pm -
Hiểu đúng về virus HMPV
Vius HMPV (Human Metapneumovirus) là một loại virus gây ra tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới ở người. Loài virus này đã được các nhà khoa học xác định từ năm 2001, thuộc họ Pneumoviridae cùng với virus hợp bào hô hấp (RSV). HMPV thường xuất hiện vào mùa đông xuân.February 12 at 7:40 am