Các tư thế Yoga cơ bản giúp giảm đau cổ

(Ảnh minh họa)
Đau mỏi vai gáy hay cổ là tình trạng thường gặp đối với bất cứ ai, vì thế để nhằm hỗ trợ phòng và điều trị triệu chứng trên cần tập luyện những động tác Yoga phù hợp, giúp các khối cơ vùng cổ và vai gáy khỏe hơn cũng như máu huyết lưu thông tốt, khớp đốt sống được thư giãn, giảm đau mỏi và giảm tránh được thoái hóa cổ.
Tư thế luồn kim
Tư thế luồn kim (Thread the needle pose) là động tác Yoga khá đơn giản, có thể dễ dàng luyện tập tại nhà. Theo đó, người tập cũng cần lưu ý khi thực hiện tư thế này cần thực hiện nhẹ nhàng, tránh vội vàng nhằm giúp xương khớp được kéo giãn, đảm bảo giảm cơn đau nhức cũng như hạn chế việc cổ bị mỏi.
Về cơ bản tập tư thế luồn kim khá đơn giản, người tập hãy nằm theo tư thế sấp trên tấm thảm, chống hai tay và đầu gối xuống sàn. Sau đó, đặt bàn tay phải bên dưới thân, lòng bàn tay trái ngửa lên. Thở đều và dần luồn tay phải xa hơn. Giơ cánh tay qua khỏi hông trái sao cho vị trí nằm ở giữa tay trái và đầu gối trái. Hạ dần vai phải và tay phải xuống sàn.
Kế đến giữ cho tay trái được thoải mái nhất, đồng thời đặt tay phải và hạ bàn tay xuống thảm. Giữ tư thế này từ 30 giây đến 1 phút rồi ấn bàn tay trái xuống sàn để nâng cơ thể lên từ từ. Sau khoảng thời gian trên, hãy trở lại tư thế bàn đầu và lặp lại tương tự với phía bên còn lại.

(Ảnh minh họa)
Tư thế nhân sư
Tư thế nhân sư (Sphinx pose) là tư thế căn bản trong bộ môn luyện tập Yoga. Đây là tư cũng có thể tự tập tại nhà và mang lại tác dụng khá tốt trong việc làm săn chắc cơ bụng, mông, tăng sức mạnh cho cột sống, ngăn ngừa cong vẹo hoặc các bệnh về lưng do ngồi quá nhiều.
Để tập tư thế nhân sư, hãy bắt đầu ở tư thế nằm sấp trên thảm, duỗi chân thẳng ra phía sau rồi mở rộng bằng hông. Cánh tay đặt xuôi hai bên cơ thể, cằm cố gắng chạm thảm. Tiếp đó là ấn hai đầu bàn chân vào thảm, xòe rộng các ngón chân, tuy nhiên cũng cần lưu ý nên tránh co ngón chân vì chúng sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến cột sống.
Di chuyển cánh tay lên phía trước, đặt hai khuỷu tay dưới vai, hai cẳng tay đặt song song trên sàn, các ngón tay để thoải mái và hướng về phía trước. Hít một hơi sâu, ấn cẳng tay xuống sàn và dần nâng đầu và ngực.
Khuỷu tay cố gắng ôm sát hai bên, nâng ngực vươn về phía trước nhiều nhất có thể. Giữ khoảng 10 nhịp thở (60 giây) và thở ra nhẹ nhàng rồi hạ ngực với đầu xuống sàn, nằm thư giãn nghỉ ngơi trong vài phút rồi lặp lại tư thế này trong những lần sau.
(THEO YOGAJOURNAL)

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Giãn mao mạch: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Giãn mao mạch là một vấn đề phổ biến không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm suy giảm sức khỏe làn da và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch là gì và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch tại hệ thống Phòng khám OHIO được cấp phép của Sở Y tế
Việc ứng dụng Laser công nghệ cao trong điều trị giãn mao mạch đảm bảo an toàn và hiệu quả, theo quy định của Luật chỉ được thực hiện tại các Phòng khám Chuyên khoa da liễu được cấp phép hoặc bệnh viện.March 25 at 7:50 pm -
Nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi
Giãn mao mạch ở chân đùi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tĩnh mạch của bạn. Tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ và có thể tiến triển nặng hơn nếu không được can thiệp kịp thời. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi là gì và phương pháp nào giúp điều trị hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch uy tín tại Sài Gòn: Chọn Phòng khám da liễu OHIO
Giãn mao mạch nếu không điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Để đảm bảo quá trình điều trị hiệu quả, an toàn, việc lựa chọn một cơ sở y tế uy tín, được cấp phép đảm bảo các điều kiện về chuyên môn của bác sĩ, cơ sở vật chất, máy móc công nghệ, quy trình điều trị đảm bảo tính an toàn về chuyên môn được cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định và cấp phép.March 25 at 7:50 pm