Các yếu tố nguy cơ, chẩn đoán, điều trị thuyên tắc phổi
Các yếu tố nguy cơ của thuyên tắc phổi
Các yếu tố nguy cơ của thuyên tắc phổi bao gồm tiền sử bản thân hoặc gia đình có bệnh lý hình thành cục máu đông, đang mắc ung thư, sử dụng các thuốc tránh thai có chứa estrogen, phụ nữ mang thai, hoặc sau sinh đẻ (có thể tới 3 tháng sau sinh). Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ thuyên tắc phổi bao gồm: phẫu thuật gần đâu, chấn thương, gẫy xương hoặc bất động (ví dụ như di chuyển bằng máy bay hoặc xe hơi dài thời gian).

Chẩn đoán thuyên tắc phổi
Bước đầu tiên để chẩn đoán thuyên tắc phỏi là xác định khả năng có thuyên tắc phổi hay không sử dụng các thang điểm chuẩn hóa hoặc các ý kiến của các bác sĩ lâm sàng. Bệnh nhân có nguy cơ thuyên tắc phổi thấp hoặc trung bình được thực hiện xét nghiệm D-Dimer, đây là sản phẩm chuyển hóa của cục máu đông. Nếu D-Dimer thấp, không cần làm thêm xét nghiệm khác. Xét nghiệm hình ảnh được thực hiện ở tất cả các bệnh nhân có nguy cơ thuyên tắc phổi cao và những người có nguy cơ thấp hoặc trung bình mà có D-Dimer tăng cao. Xét nghiệm hình ảnh được ưa chuộng là chụp cắt lớp vi tính động mạch phổi có sử dụng chất cản quang đường tĩnh mạch để xác định cục máu động ở động mạch phổi.
Điều trị thuyên tắc phổi như thế nào?
Điều trị thuyên tắc phổi cần sử dụng các thuốc chống đông máu. Cần sử dụng các thuốc này ngay khi có chẩn đoán thuyên tắc phổi và thường dùng kéo dài 3-6 tháng. Bệnh nhân mà có kèm theo các yếu tố nguy cơ thuyên tắc phổi dai dẳng (chẳng hạn như có các rối loạn đông máu di truyền) có thể điều trị kéo dài, thậm chí là suốt đời.
Các thuốc ưa thích cho phần lớn bệnh nhân thuyên tắc phổi là các thuốc chống đông đường uống (DOAC) như: apixaban, edoxaban, dabigatran. Các thuốc đối kháng vitamin K (như warfarin) được dùng cho các bệnh nhân có các bệnh lý làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông (như hội chứng kháng phospholipid). Các bệnh nhân là phụ nữ mang thai nên được điều trị bằng heparin trọng lượng phân tử thấp vì các thuốc này không ảnh hưởng đến thai nhi.
Các bệnh nhân có nguy cơ cao tử vong do thuyên tắc phổi (các bệnh nhân có sốc) và không có nguy cơ cao chảy máu thì được điều trị bằng các thuốc ly giải cục huyết khối (thuốc tiêu sợi huyết). Các lựa chọn điều trị khác bao gồm: lấy cục máu đông qua ống thông hoặc phẫu thuật.
Các hậu quả của thuyên tắc phổi
Một số bệnh nhân hình thành hội chứng sau thuyên tắc phổi bao gồm khó thở và giảm chất lượng cuộc sống vài tháng sau khi bắt đầu dùng thuốc chống đông. Khoảng 1-4 % bệnh nhân thuyên tắc phổi cấp phát triển tăng áp lực động mạch phổi mạn tính. Tình trạng này có tỷ lệ tử vong từ 25-30% sau 3 năm nếu không được điều trị, nhưng cũng có thể điều trị khỏi hoặc cải thiện khi phẫu thuật.
BS Lê Đức Duẩn - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm