Cách điều trị tiền sản giật thai kì

Tiền sản giật là một biến chứng thai kỳ nghiêm trọng do huyết áp tăng cao và protein dư thừa trong nước tiểu 20 tuần của thai kỳ. Phụ nữ mang thai dù có huyết áp bình thường cũng có thể bị tiền sản giật vào tuần thứ 20 của thai kỳ.
10/05/2018 18:24

1. Nguyên nhân dẫn đến tiền sản giật

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, các mạch máu mới bắt đầu phát triển để đưa lượng máu đầy đủ đến nhau thai. Ở những phụ nữ bị tiền sản giật, các mạch máu ấy dường như phát triển không đầy đủ. Chúng hẹp hơn so với các mạch máu bình thường và đáp ứng không đúng với các kích thích nội tiết tố, từ đó khiến số lượng máu giảm dần.

Bà bầu bị cao huyết áp mãn tính.

Bị một số chứng rối loạn như máu khó đông, có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, hoặc bệnh tự miễn như lupus (lở ngoài da) trước đó.

Có người thân trong gia đình như bà, mẹ, cô, dì hay chị em ruột… bị tiền sản giật.

Tuổi tác: việc mang thai khi bạn trên 40 tuổi sẽ có nguy cơ cao bị tiền sản giật.

dieu tri tien san giat o phu nu mang thai

Bệnh tiền sản giật có nhiều nguyên nhân dẫn đến như cao huyết áp, di truyền, dinh dưỡng ...

Bà bầu bị béo phì, thừa cân trong thai kỳ.

Mang thai đôi hoặc hơn.

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý.

2. Các triệu chứng của tiền sản giật 

Huyết áp đột ngột tăng mạnh: Huyết áp tối đa > 140mmHg và huyết áp tối thiểu >90mmHg.

Có protein trong nước tiểu hay những vấn đề về thận.

Đau đầu nghiêm trọng và đau dữ dội ở vùng bụng trên, buồn nôn, nôn mửa,tiểu ít.

Thay đổi thị lực như tạm thời mất thị lực, mắt mờ đi, nhạy cảm với ánh sáng.

Giảm lượng tiểu cầu trong máu

Chức năng gan suy giảm, Khó thở do có dịch trong phổi.

Sưng phù thường rõ ở bàn tay, chân và bàn chân.

Tăng cân đột ngột (trên 2kg/tuần).

3. Điều trị tiền sản giật và sản giật

Trường hợp tiền sản giật nhẹ, thai non tháng, người mẹ lên đi khám mỗi tuần 1 lần.

Trường hợp tiền sản giật nhẹ có thể điều trị tại nhà, ăn nhạt, nghỉ ngơi với tư thế nằm nghiêng để giúp máu qua thai nhi dễ dàng hơn.

Tại nhà đo huyết áp ngày 2 lần sáng - chiều, ghi nhớ lại các thông số đo được, bà bầu nên theo dõi cân nặng của mình, thai máy và, nằm nghỉ ngơi hoàn toàn, không làm việc nặng nhọc.

Hướng dẫn các dấu hiệu nặng: nhức đầu, hoa mắt, nhìn mờ, tăng cân nhanh, đau vùng thượng vị, thai máy yếu. Huyết áp tăng cao, tiểu ít, nước tiểu đậm màu. Khi có một trong các dấu hiệu trên phải tái khám ngay.

Một khi đã được xác định là có các dấu hiệu tiền sản giật thì thai phụ nên nhập viện, điều trị theo sự hướng dẫn, chăm sóc của bác sĩ và nữ hộ sinh, tránh để chuyển sang dấu hiệu tiền sản giật nặng.

Nếu bị tiền sản giật nặng, phải chấm dứt ngay bệnh bằng việc sinh thai nhi ra, ngay cả khi thai nhi còn non tháng để tránh nguy cơ biến chứng nặng và tử vong cho mẹ.

4. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị tiền sản giật

Nên ăn khoảng 80-100g protein mỗi ngày. Nguồn thực phẩm giàu protein là đậu đỗ, sữa, các sản phẩm từ sữa như phômai (fromage), bơ… trứng, thịt, lúa mỳ.

Magiê có nhiều trong các loại rau xanh, chứa nhiều chất diệp lục. Trong lúa mỳ, các loại quả cứng, các loại đậu (đỗ), thịt, hải sản…, các sản phẩm từ sữa bò, chocolate cũng chứa một lượng magiê vừa phải, bà mẹ nên ăn.

dieu tri tien san giat o phu nu mang thai.jpg 1

Cách điều trị tiền sản giật thai kì. Trường hợp tiền sản giật nhẹ, thai non tháng, người mẹ lên đi khám mỗi tuần 1 lần

Khi theo thức ăn vào cơ thể, thường chỉ khoảng 30-40% lượng magiê được hấp thu và Vitamin D3 là chất có tác dụng giúp cơ thể hấp thu magiê tốt hơn.

Sản phụ nên ăn nhiều chất có canxi:  như thịt bò, súp lơ xanh, sữa ,nước cam ,tôm, cua, rau xanh  có chứa nhiều chất xơ, ngũ , trứng,…

comment Bình luận

largeer