Làm sao để hết nghẹt mũi khi mang thai?

Làm sao để hết nghẹt mũi khi mang thai? Trong thời kỳ mang thai, nhiều mẹ bị nghẹt mũi mà không phải do dị ứng hay bệnh nhiễm trùng. Hơn nữa, việc dùng thuốc là một trong những điều cấm kỵ với bà bầu. Dưới đây là phương pháp chữa nghẹt mũi an toàn cho bà bầu.
12/03/2018 15:11

Nguyên nhân gây nghẹt mũi trong thời gian mang thai

Hiện nay, có khoảng 30% phụ nữ mang thai bị nghẹt mũi. Triệu chứng nghẹt mũi thường bị chảy nước, tắc nghẹt dù không phải vấn đề nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của mẹ bầu, gây cảm giác khó chịu.

Lam sao de het nghet mui khi mang thai

Làm sao để hết nghẹt mũi khi mang thai? Nghẹt mũi gây khó chịu cho mẹ bầu

Phần lớn các trường hợp bà bầu bị nghẹt mũi được xác định là do viêm mũi thai kỳ. Sự thay đổi hoocmone trong thai kỳ và cảm lạnh gây nghẹt mũi. Hàm lượng cao estrogen trong thời kỳ mang thai khiến màng mũi bị sưng và đóng dịch nhày. Ngoài ra, lượng máu tăng lên khi mang thai cũng khiến cơ thể bị sưng phù những mạch máu nhỏ trong màng mũi khiến đường thở bị thu hẹp.

Trong thời gian mang bầu, các mẹ cũng nên lưu ý phân biệt viêm mũi thai kỳ với các bệnh khác như dị ứng, cảm cúm, viêm họng, bệnh truyền nhiễm hay viêm xoang. Viêm mũi thai kỳ gây triệu chứng nghẹt mũi còn những bệnh khác thường kèm theo ho, đau họng, đau đầu, sốt, ngứa tai, ngứa mắt.

Một số nguyên nhân khác gây nghẹt mũi ở mẹ mang thai

Cảm lạnh: Nghẹt mũi kèm theo ho, hắt hơi, đau họng hoặc sốt do cảm lạnh hoặc nhiễm trùng.

Lam sao de het nghet mui khi mang thai 2

Làm sao để hết nghẹt mũi khi mang thai? Viêm mũi thai kỳ do dị ứng hoặc cảm lạnh gây ra

Viêm xoang: Trường hợp bà bầu bị sốt, đau đầu, chảy nước mũi màu vàng xanh, không ngửi được mùi và đau trên hàm do viêm xoang.

Dị ứng: Trường hợp bà bầu bị nghẹt mũi kèm theo chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mắt, tai hoặc cổ họng do dị ứng gây ra.

Cách chữa nghẹt mũi khi mang thai

Dưới đây là một số phương pháp trị nghẹt mũi an toàn cho mẹ bầu mà không cần dùng thuốc.

Xông hơi nước nóng

Dùng khăn lông nhúng vào bát nước nóng, vắt nhẹ rồi đắp khăn lên mặt. Xông hơi nước nóng 1 - 2 phút sẽ giúp bà bầu giảm nghẹt mũi, thở dễ dàng hơn.

Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối có tác dụng làm giảm sự đau rát nếu cổ họng bị viêm. Mẹ bầu nên súc miệng vài lần mỗi ngày với nước ấm pha muối hoặc nước muối sinh lý.

Lam sao de het nghet mui khi mang thai 5

Nghẹt mũi khi mang thai nên súc miệng bằng nước muối

Nằm gối cao khi ngủ

Nằm gối cao khi ngủ có tác dụng hỗ trợ mẹ bầu giảm chứng nghẹt mũi và dễ thở hơn, đem lại giấc ngủ sâu.

Dùng sáp dưỡng ẩm

Khi bị viêm mũi sẽ khiến mũi mẹ bầu trở nên khô và nóng rát nên dùng một ít kem dưỡng ẩm giúp đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn cho mẹ bầu.

Lam sao de het nghet mui khi mang thai 3

Dùng sáp dưỡng ẩm trị nghẹt mũi khi mang thai đem lại cảm giác dễ chịu cho mẹ bầu

Bổ sung vitamin C và kẽm

Vitamin C và kẽm là hai dưỡng chất góp phần quan trọng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Mẹ có thể dùng hỗn hợp chanh mật ong để cung cấp vitamin C và trị bệnh viêm họng khi bị cảm cúm. Ngoài ra, có thể chưng đường phèn rất có lợi cho mẹ bầu.

Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn uống viên kẽm bổ sung bên cạnh việc hấp thu thức ăn.

Một số phương pháp dân gian chữa nghẹt mũi cho mẹ bầu

Tỏi

Có tác dụng chữa cúm hiệu quả, tỏi có chứa các chất giúp diệt khuẩn, sát trùng và chống viêm nhiễm. Hằng ngày, giã tỏi và xông mũi bằng cách ngửi nhiều lần, khuyến khích cách dùng tốt nhất là ăn trực tiếp.

Lam sao de het nghet mui khi mang thai 4

Làm sao để hết nghẹt mũi khi mang thai? Tỏi có tính diệt khuẩn cao nên có tác dụng chữa cúm hiệu quả

Rau kinh giời, lá tía tô

Đây là hai loại lá có tác dụng tốt trong việc chữa cảm cúm nhờ vị cay, tính ấm. Dùng một nắm kinh giới, một nắm tía tô sắc lấy nước uống. Sau khi uống, mẹ bầu nên ăn thêm cháo và giữ ấm cho cơ thể sẽ có hiệu quả tốt.

Hành

Hành có tính sát khuẩn mạnh có tác dụng trị cảm hiệu quả và là nguyên liệu chống động thai. Mẹ bầu có thể nấu cháo gạo tẻ, cho thêm nhiều hành, ăn nóng và giữ ấm cơ thể. Ngoài cháo, mẹ mang thai có thể cho hành vào trứng gà kèm kinh giới, tía tô để chiên hoặc hấp.

Có nên dùng thuốc chữa nghẹt mũi khi mang thai?

Dùng thuốc sai cách có thể đem lại nguy hiểm khó lượng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, trong thời gian mang thai mẹ bầu tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc trong thai kỳ, đặc biệt trong 3 tháng đầu. Ngoài ra, tuyệt đối không dùng thuốc chữa nghẹt mũi khi chưa có sự chỉ định của bác sỹ.

Lam sao de het nghet mui khi mang thai 6

Làm sao để hết nghẹt mũi khi mang thai? Khi có triệu chứng nghẹt mũi cần đến gặp bác sỹ để thăm khám

Nếu tình trạng nghẹt mũi không giảm, nên đi thăm khám để bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp và an toàn. Bên cạnh đó, còn một số lưu ý khác khi dùng thuốc bà bầu cần lưu ý:

Tránh lạm dụng thuốc xịt mũi, vì nó có thể làm tăng tình trạng viêm mũi và triệu chứng ngạt mũi khó chịu.

Thuốc dạng xịt thường chứa corticoid, khi đưa vào cơ thể có thể gây hại cho thai nhi, nhưng chỉ có hại khi sử dụng dưới dạng uống.

comment Bình luận

largeer