Cách dùng nụ vối hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2 và gút
Cách dùng nụ vối điều trị tiểu đường type 2 và gút
Kết quả thí nghiệm trên 72 bệnh nhân tiểu đường type 2 (tại Hà Nội) đã cho thấy: Trà nụ vối có tác dụng ngăn chặn sự tăng đường huyết sau ăn (với liều 6g nụ vối khô trên mỗi lần uống, mỗi ngày uống 3 lần). Sau 3 tháng, đường huyết ở các bệnh nhân có uống trà nụ vối đều giảm so với nhóm đối chứng (không uống trà nụ vối).
Ngoài ra, nồng độ axit uric ở các bệnh nhân này cũng giảm, điều này cho thấy nụ vối cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị gút.
Trà nụ vối có được hai công dụng nổi trội này là nhờ:
- Nụ vối có chứa nhiều hoạt chất giúp ức chế men alpha-glucosidase. Vì vậy, nó làm chậm quá trình phân giải đường vào máu, hạn chế sự tăng đường huyết sau ăn (từ đó giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tiểu đường type 2, ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường, đặc biệt là đục thủy tinh thể).
- Nụ vối có tác dụng chống oxy hóa nên giúp bảo vệ tuyến tụy, làm giảm mỡ máu, hỗ trợ chuyển hóa đường và các chất dinh dưỡng khác.
Cách dùng: Mỗi ngày, lấy 15 – 20g nụ vối khô, nấu lấy nước (hoặc hãm như trà). Nước này chia thành 3 lần uống trong ngày. Để tận dụng hết dược chất từ nụ vối thì sau khi pha lấy nước đầu, bạn có thể đổ thêm nước sôi để lấy tiếp nước thứ hai.

Nụ vối (Ảnh: Caythuoc.org)
Lá vối có điều trị được gút không?
Từ lâu, dân gian đã dùng lá vối làm trà giúp kích thích tiêu hóa và kháng khuẩn. Được biết, trong lá vối có chứa nhiều chất kháng sinh mạnh, vì vậy, sau khi phơi khô, lượng hoạt chất còn lại sẽ vừa đủ để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh.
Không chỉ thế, theo GS.TS. Nguyễn Lân Dũng (Hội các ngành sinh học Việt Nam), trà lá vối còn hỗ trợ bệnh nhân gút (ở trường hợp gút do ăn uống nhiều đạm và dầu mỡ).
Vì vậy, mỗi ngày, bạn có thể uống 1 ly trà lá vối để cải thiện bệnh tình.
Liều lượng: Mỗi ngày, hãm 15 – 20g lá vối khô và để uống dần trong ngày như trà (không để qua đêm).
Ở đây, bạn nên dùng lá vối khô vì lá vối tươi chứa lượng hoạt chất rất cao, nếu uống nhiều sẽ gây hao huyết và tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
Như vậy, nếu dùng pha trà, nên dùng lá khô, nếu dùng làm thuốc ngoài da thì dùng lá tươi (vì tính kháng sinh, sát trùng trong lá tươi cao hơn). Được biết, dân gian từ lâu cũng đã dùng lá vối tươi để làm thuốc ngoài da giúp sát khuẩn, điều trị mụn nhọt, chốc đầu, ghẻ lở và ghẻ ngứa (bằng cách lấy lá tươi rửa sạch, nấu lấy nước thật đặc rồi bôi rửa thường xuyên). Cách này rất hay.
Lưu ý khi dùng trà vối
- Nên dùng nụ khô, lá khô để pha trà.
- Không uống vào lúc đói: Nếu uống lúc bụng đói, bạn sẽ dễ bị các tác dụng phụ như mệt mỏi, thèm ăn, bao tử cồn cào (vì nước nụ vối và lá vối có tác dụng tiêu trệ, thúc đẩy tiêu hóa).
- Không uống quá nhiều: Nếu uống quá nhiều trong ngày hoặc uống liên tục trong nhiều ngày, nhiều tháng thì sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến hệ bài tiết.
- Uống cách bữa ăn ít nhất 30 phút: Nếu bạn uống trà vối ngay sau khi ăn thì sẽ làm cản trở sự hấp thu dưỡng chất.
- Người sức khỏe yếu và trẻ nhỏ không nên uống trà vối.
Theo Caythuoc.org

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm