Cách muối củ kiệu ngày Tết

Củ kiệu muối ngon, giòn món ăn đặc trưng của người Việt. Mùi kiệu cay nồng, làm nên vị ngon truyền thống kết hợp với những món ăn, dư vị khó quên của ngày Tết cổ truyền.
15/12/2020 15:02

Thông thường người ta mua kiệu Huế để muối chua ngọt. Bởi vì, mùi của loại kiệu này không quá nồng, vị cũng không quá cay.

Nguyên liệu:

  • Củ kiệu 1kg
  • Muối hột
  • Đường
  • Tro
  • Phèn chua
  • Dụng cụ muối kiệu

Khi chọn kiệu, bạn nên chọn những kiệu loại củ thân nở, đuôi kiệu nhỏ, mảnh và có thắt eo ở giữa. Đừng chọn những củ kiệu to, mọng nước vì khi muối sẽ rất mềm, không giòn, không thơm và dễ bị hăng.

cu kieu

Sơ chế:

Sơ chế củ kiệu (đây là bước rất quan trọng để củ kiệu của bạn không còn vị hăng, đồng thời, giòn và ngon hơn).

Để giúp củ kiệu không còn mùi hăng, đầu tiên, bạn chuẩn bị một hỗn hợp dùng để ngâm kiệu gồm: nước, tro, phèn chua (hoặc vôi trong).

Bạn ngâm kiệu trong khoảng 48 tiếng đồng hồ. Sau đó, vớt củ kiệu ra, cắt rễ, ngọn và lột bỏ lớp vỏ bên ngoài thật sạch sẽ.

Chúng ta đem rửa lại củ kiệu, sau đó mang đi phơi nắng khoảng 2 đến 3 ngày rồi rửa sạch lại lần nữa và để ráo nước.

Cách ngâm:

Ngâm kiệu trong nước muối loãng trong khoảng 12 giờ đồng hồ để bớt vị cay và mùi nồng khó chịu của củ kiệu. Sau đó, vớt kiệu ra xả lại với nước sạch, để ráo.

Khi kiệu đã ráo, ướp đường vào kiệu theo công thức: Cứ 1 kg kiệu sẽ tương đương với 200 gram đường và 15 gram muối. Khi ướp, chị em nhớ trộn đều kiệu để kiệu thấm đều gia vị.

Chúng ta xếp kiệu vào hũ thủy tinh thật đều và kín, tránh để khoảng cách giữa các củ kiểu hở quá nhiều. Phần muối và đường còn lại bạn rải đều lên mặt kiệu.

Khoảng 2 ngày sau, đường và muối sẽ tan hết, bạn gắp kiệu vào một hủ thủy tinh sạch khác. Đồng thời, dùng nan tre gài lên phía trên mặt kiệu rồi đổ phần nước đường, muối đã tan vào tiếp tục ngâm.10 ngày sau, chúng sẽ có một hủ kiệu đường và muối ngon tuyệt.

Nguyễn Thương

comment Bình luận

largeer