Cách phân biệt son có chì và dùng son có chì có thể gây vô sinh
Như bạn biết thì trong bất kỳ thỏi son nào cũng có chì, bởi chì là thành phần giúp son bám lâu trên môi. Tuy nhiên để không khiến môi bị ảnh hưởng thì phải biết cách chọn son có chất lượng và có độ chì vừa phải.
Cách nhận biết son có chì
Việc nhận biết thỏi son chứa nhiều chì không có rất nhiều cách. Bạn có thể dùng nước để nhận biết son có nhiều chì không.
Đầu tiên bạn đánh son lên mu bàn tay, sau đó nếu lấy tay chà mạnh thấy son có thể hòa tan trong nước thì đó là loại son nên dùng.
Cách phân biệt son có chì và dùng son có chì có thể gây vô sinh. Son là vật bất li thân của nhiều phụ nữ, nhưng chứa rất nhiều mối nguy hại
Nếu khi uống nước, son bám quanh thành cốc, lấy giấy lau không sạch thì son đó đã bị trộn vào một lượng hóa chất có nguồn gốc từ dầu động vật. Dầu động vật bám rất chặt khi tiếp xúc với đồ sứ, đồ thủy tinh và có tác dụng tạo độ bóng cho son.
Bạn lấy một mẩu son nhỏ sau đó thả vào một cốc nước lọc. Nếu mẫu son nổi lên trên mặt nước thì lượng chì ít, còn nếu son bị chìm xuống đấy cốc thì chắc chắn có chì rất lớn gây độc đến sức khỏe người dùng.
Ngoài ra thì còn có một cách đơn giản khác để nhận biết chì ở trong son. Bàn cho một chút son lên tay rồi dùng vàng chà xát. Nếu son chuyển sang màu đen, sẫm thì hàm lượng chì có trong thỏi son đó quá cao. Còn nếu màu chỉ chuyển sang hơi sẫm thì thỏi son có lượng chì thấp và có thể chấp nhận được.
Cách phân biệt son có chì và dùng son có chì có thể gây vô sinh. Dùng vàng thử chì có trong son là phương pháp được nhiều chị em áp dụng nhất
Điều cơ bản nhất khi mua son là mọi người nên chọn những dòng sản phẩm có uy tín, thương hiệu và đặc biệt là tránh mua phải hàng giả. Do trong những thỏi son giả có chứa chì cao, công đoạn làm cũng mất vệ sinh và có thể làm môi của bạn bị biến dạng.
Dùng son nhiễm chì có thể gây vô sinh
Có thể khẳng định rằng, việc dùng son để trang điểm là một việc làm tất yếu của chị em phụ nữ. Son môi trở thành vật bất li thân đối với nhiều chị em.
Cũng theo thống kê của Đại học California (Hoa Kỳ), phụ nữ dùng son môi trung bình 2-14 lần mỗi ngày. Son môi chứa chì không chỉ được hấp thụ qua da mà còn được nuốt trôi theo đường tiêu hóa để xâm nhập vào cơ thể. Từ đó, chì tấn công và phá hủy các cơ quan của cơ thể, đặc biệt là ảnh hưởng tới hệ thống sinh sản.
Dùng son chứa nhiều chì có thể gây vô sinh ở phụ nữ
Tại Việt Nam, theo thông tin từ Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai: Nhiễm độc chì gây giảm chức năng sinh sản ở cả nam và nữ. Giảm chức năng nội tiết của tinh hoàn, giảm số lượng tinh trùng, thay đổi bất thường hình thái và tính di chuyển của tinh trùng. Đặc biệt, chì độc với trứng.
Do đó mà nhiều chuyên gia khoa học đã cảnh báo, dù lượng chì chỉ chứa rất ít nhưng qua thời gian độc tố có thể tích tụ lại. Khi sử dụng son môi chứa chì, chất độc này sẽ có thể đi vào cơ thể qua đường miệng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các bộ phận trên cơ thể con người, đặc biệt là khả năng sinh sản của phụ nữ.
Triclosan là chất được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm, đặc biệt là son môi. Đây là chất khi vào cơ thể sẽ gây gián đoạn dòng chảy của các ion canxi. Nó có nhiệm vụ dẫn truyền các tín hiệu từ não đến các mô cơ.
Theo đó thì các chuyên gia khoa học cũng chỉ ra rằng, chỉ cần 20 phút phơi nhiễm với triclosan cũng làm giảm 25% chức năng hoạt động của tim. Thường xuyên sử dụng hay tiếp xúc với triclosan sẽ là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ.
Bên cạnh đó thì chất triclosan, parabens trong son môi có thể gây rối loạn chức năng tuyến giáp và sinh sản của cơ thể. Khi 2 chất này đi vào cơ thể có thể dẫn đến tăng nồng độ kích thích tố nam andorogen trong cơ thể phụ nữ, gây mụn trứng cá, tăng cân, rối loạn tăng trưởng lông- tóc, kinh nguyệt và có thể dẫn đến vô sinh.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu mới nhất cũng chỉ ra rằng: Có tiền sử nhiễm độc hoặc tiếp xúc với chì trước khi mang thai làm tăng nguy cơ cao huyết áp thai kỳ, sảy thai, tiền sản giật…ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Những tác hại khi dùng son nhiễm chì
Ảnh hưởng đến hệ thần kinh
Khi sử dụng son môi có nhiều chì, kim loại này có thể xâm nhập vào máu qua môi và miệng của người dùng. Khi chì tích tụ ở xương có thể làm cản trở chuyển hóa canxi, gây nguy hiểm đến cơ qaun thần kinh trung ương lẫn thần kinh ngoại biên.
Không những vậy đối với phụ nữ có thai nếu bị nhiễm kim loại này sẽ khiến rối loạn phát triển của thia nhi cũng như sự phát triển của trẻ sơ sinh qua sữa mẹ. Thậm chí chúng còn tác động đến cả sự phát triển chí tuệ ở trẻ em.
Gây dị ứng, viêm da
Các thành phần hóa học như methacrylate - một chất kết dính trong son môi - có thể gây dị ứng cho người sử dụng, khiến da bong tróc, mẩn ngứa, môi sưng phồng.
Bệnh tim mạch
Triclosan là hóa chất bảo quản phổ biến trong son môi và nhiều loại mỹ phẩm. Chất này có thể gây cản trở sự hoạt động của ion calci dẫn truyền tín hiệu từ não đến các mô cơ, ảnh hưởng đến hoạt động của tim, làm giảm sức mạnh cơ bắp.
Dùng son nhiều chì gây nhiều tác hại xấu cho cơ thể
Tăng nguy cơ gây ung thư vú
Chất parabens trong son môi có thể tác động tới nội tiết tố nữ estrogen và gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Mỹ phẩm này còn chứa nhiều kim loại nặng như cadmium, crom. Những chất hóa học này có thể dẫn đến ung thư vú.
Nguy cơ mắc bệnh viêm khớp
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng son môi có liên quan đến bệnh viêm khớp mãn tính và ban đỏ hệ thống lipus. Các chất hóa học có trong son môi có thể tấn công các mô khỏe mạnh, dẫn đến tình trạng viêm niêm mạch miệng và tổn thương da, khớp, thận và các cơ quan nội tạng khác.
Bằng mắt thường thì không thể phân biệt được loại son nào chứa nhiều chất độc hại, nhiều chì. Do vậy người dùng nên trang bị cho mình những kiến thức lựa chọn cũng như sử dụng son môi. Nên chọn những sản phẩm uy tìn và chất lượng, màu sắc phù hợp để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, chúc bạn luôn khỏe mạnh và xinh đẹp.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm