Cách phân biệt xoài Trung Quốc và xoài Việt Nam

Cách phân biệt xoài Trung Quốc và xoài Việt Nam. Xoài Trung Quốc có chứa nhiều hóa chất bảo quản và thuốc kích thích nên rất nguy hại cho sức khỏe. Các bà nội trợ nên biết cách nhận biết xoài Trung Quốc để bảo vệ sức khỏe gia đình.
05/03/2018 14:03

Nguy hiểm tiềm ẩn từ xoài Trung Quốc

Xoài là một loại trái cây được nhiều người ưa chuộng, nhất là người già và trẻ em rất yếu thích loại quả này do vị ngọt thanh và mềm. Xoài cung cấp nhiều vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nên chúng rất tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên hiện nay trên thì trường Việt Nam có bày bán trà trộn rất nhiều loại xoài có xuất xứ từ Trung Quốc.

cach phan biet xoai trung quoc va xoai viet nam 1

Cách phân biệt xoài Trung Quốc và xoài Việt Nam. Xoài Trung Quốc chứa nhiều chất bảo quản và thuốc ép chín rất nguy hại cho sức khỏe

Các loại xoài bắt mắt có nguồn gốc từ Trung Quốc thường không đảm bảo chất lượng và rất có hại cho sức khỏe. Những quả xoài này thường được dân buôn ép chín siêu tốc trong vài tiếng đồng hồ bằng đất đèn. Chúng còn được sử thúc chín bằng những hóa chất độc hại, sử dụng chất chống thối để dễ dàng bảo quản xoài trong khi vận chuyển.

Những quả xoài được ngậm hóa chất và chứa độc tố có thể được bảo quản từ 1-2 tháng mà không bị hỏng. Nếu vào cơ thể chúng sẽ gây hại cho sức khỏe con người. Khi chất độc được tích lũy nhiều trong cơ thể sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như: ung thư, vô sinh, suy hô hấp, trụy tim mạch.... hay thậm chí là dẫn đến tử vong.

Cách phân biệt xoài Việt Nam và Xoài Trung Quốc

Về màu sắc:

- Xoài Trung Quốc: Có vỏ bên ngoài thường là màu xanh, không chín vàng được như xoài Việt Nam. Nhưng bên trong xoài lại chín vàng, do vậy khi mua bạn thấy những quả có màu mờ, lấm tấm đen ở cuống thì tuyệt đối không nên mua.

- Xoài Việt Nam: Xoài Việt Nam thường có da căng bóng, màu vàng sáng không bị thâm đen, vỏ nhăn, nhũn. Sờ khúc đầu của quả xoài chín vàng và cứng.

cach phan biet xoai trung quoc va xoai viet nam

Cách phân biệt xoài Trung Quốc và xoài Việt Nam. Xoài Trung Quốc thường có vỏ màu xanh nhưng trong đã chín vàng

Về trọng lượng:

- Xoài Trung Quốc:  thường có trọng lượng trung bình từ 400 - 700g.

- Xoài Việt Nam: Xoài Cát Hòa Lộc của Việt Nam thường nặng trung bình từ 300 - 350g. Dáng trái thuôn, cuống nhỏ, hơi lõm sâu.

Về mùi vị:

- Xoài Việt Nam: khi chín có mùi thơm ngọt đậm, không hắc như xoài Trung Quốc.

- Xoài Trung Quốc: không có vị xoài, nhạt nhẽo do đã được ngâm tẩm nhiều hóa chất.

Ngoài ra hiện nay trên thị trường còn xuất hiện nhiều loại xoài mang mác xoài Thái Lan có giá rất rẻ chỉ từ 15.000-25.000đ /1 kg. Những quả xoài này có hình dáng y hệt xoài thái thật nhưng khi ăn vị nhạt như khoai sống hoặc chua, chát. Nhiều tiểu thương cho biết, hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa trồng giống xoài này và nghi ngờ chúng có xuất xứ từ Trung Quốc.

Xoài Trung Quốc có quả rất to nhưng ăn không ngọt, không thơm nên nhập về rất khó bán. Bởi vậy mà chủ buôn thường chỉ nhập về chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 10 âm lịch. Nguyên nhân là thời gian đó xoài miền Nam chứa có mùa. Còn từ tháng 11 đến tháng 6 âm lịch năm sau thì xoài Trung Quốc được nhập về không đáng kể.

Những lưu ý khi ăn xoài

- Không ăn xoài quá chín: Theo các nghiên cứu thì tỉ lệ vitamin C trong xoài sẽ giảm dần khi chín, bởi vậy không nên ăn xoài khi chúng chín quá.

- Không ăn xoài khi quá mẫn cảm: Những người có cơ địa mẫn cảm hay dị ứng với chất urushiol thì khi tiếp xúc với xoài rất dễ gây dị ứng. Bệnh nhân sẽ có các biểu hiện  khi ăn xoài như: Ngứa xung quanh miệng và trên môi, rát lưỡi, khô mắt, nổi mề đay, đau vùng bụng, sưng môi, khó thở...

- Không ăn xoài khi đói: bởi xoài có vị chua dễ gây kích thích dạ dày, làm tăng dịch vị và tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột. Hơn thế nữa, nó dễ dẫn đến nguy cơ bị say, ngộ độc tạm thời khi ăn lúc đói.

- Không ăn nếu bị nóng trong, rôm sảy: với những quả xoài chín mọng ngọt chứa nhiều đường, sẽ không tốt cho người bị tiểu đường. Vì đường huyết cao cũng thúc đẩy vi khuẩn trên da nên dễ gây các bệnh về da như mụn nhọt, nóng nảy.

comment Bình luận

largeer