Cách sơ cứu khi bị ngộ độc lá ngón

Cách sơ cứu khi bị ngộ độc lá ngón. Cây lá ngón là loại cây mọc hoang có khả năng gây chết người từ 1 – 7 giờ sau khi ăn phải. Sơ cứu nhanh chóng, đúng cách là phương pháp duy nhất giúp bảo toàn tính mạng của nạn nhân ngộ độc lá ngón trước khi được chuyển đến bệnh viện.
07/04/2018 11:00

Chất độc lá ngón giết người nhanh như thế nào?

Cây lá ngón còn có tên gọi khác là cây rút ruột, co ngón, hồ mạn trường, hồ mạn đằng, hoàng đằng, đoạn trường thảo, câu vấn. Đây là một loại cây thân leo mọc hoang có thể dài dến 12m. Cây lá ngón được phát hiện chủ yếu ở vùng rừng núi Việt Nam, Lào, Ấn Độ, Indonesia, một số tỉnh Thái Lan, một số tỉnh ở Trung Quốc…

Theo lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, chủ tịch Hội Đông y Ba Đình: tại Việt Nam, cây lá ngón được phát hiện nhiều ở các tỉnh miền núi, Hòa Bình, Lào Cai, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Sơn La. Lá ngón là loại cây có độc tính cực mạnh. Điểm quan trọng nhất để phân biệt lá ngón là có hoa màu vàng. Còn hầu hết các cây thuốc và rau ăn gần giống lá ngón như ô nam, bướm bạc cam bốt, chè vằng, lài ngân, lá bép, lá giang đều có hoa màu trắng.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, độc tính của cây lá ngón là do các  ancaloit chứa trong toàn bộ cây. Mức độ độc tố giảm dần từ rễ, lá, hoa, quả tới thân cây. Có khoảng 17 đơn vị phân ancaloit đã được chiết ra từ lá ngón, độc tính này có khả năng gây chết người trong khoảng từ 1 – 7 giờ sau khi ăn phải.

Empty

Cách sơ cứu khi bị ngộ độc lá ngón. Lá ngón chứa chất kịch độc bảng A có thể gây chết người sau 1 - 7 tiếng

Ở Việt Nam và Trung Quốc, lá ngón được xếp trong nhóm 4 loại cây có độc tố cao nhất (thuộc độc bảng nhóm A). Đối với một số người, chỉ cần ăn đủ 3 lá ngón là có thể dẫn đến tử vong.

Tại Việt Nam có một nghiên cứu duy nhất về lá ngón được tiến hành tại khoa Sinh, đại học Đà Lạt. Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách: lấy lá ngón giã thành nước (khoảng 10 g lá ngón giã lấy 10ml nước). Sau đó cho chuột uống 3 giọt và sau 9 phút chuột chết vì co giật.

Cũng theo lương y Hồng Minh, độc tố lá ngón gây tử vong nhanh vì độc tính nội tại quá mạnh. Người bị mắc độ lá ngón thường có triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, buồn nôn. Sau đó dẫn đến mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, bụng đau dữ dội, khó thở, đồng tử giãn và nhanh chóng chết do ngừng hô hấp.

Độc tố của lá ngón còn nguy hiểm ở chỗ: chỉ cần ngắt lá, bẻ cành để chất nhựa độc dính vào tay rồi vô tình tiếp xúc với đồ ăn, vết thương hở thì ngay lập tức cũng có thể bị nhiễm độc.

Người bị nhiễm độc gián tiếp như vậy cũng có triệu chứng như khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Cách sơ cứu khi bị ngộ độc lá ngón

Khả năng gây chết người của là ngón là vô cùng khủng khiếp. Tại Việt Nam đã ghi nhận rất nhiều trường hợp bị tử vong do: ăn nhầm lá ngón, uống rượu ngâm rễ cây lá ngón, tự tử bằng cách ăn lá ngón… Để hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do ngộ độc lá ngón, người dân cần lắm rõ được cách sơ cứu xử lý khi bị ngộ độc lá ngón.

Theo TS. BS Vũ Đức Định, trưởng khoa Điều trị tích cực, bệnh viện E: khi phát hiện bệnh nhân ngộ độc lá ngón, việc cần làm trước hết là phải kiểm soát ngay các chức năng sống của bệnh nhân.

Có nghĩa là phải tiến hành chô hấp cho bệnh nhân nằm ngửa, dẫn lưu tư thế, hút đờm rãi và thực hiện các biện pháp làm thông thoáng đường thở, liệu pháp oxy, đặt ống nội khí quản, thở máy nếu cần, duy trì mạch, huyết áp.

Tiếp đó phải loại bỏ chất độc lá ngón ra ngoài cơ thể bằng cách làm cho nạn nhân có thể nôn mửa ra. Trong thời gian tiến hành sơ cứu cần gọi ngay xe cấp cứu đến đưa bệnh nhân đi bệnh viện.

Empty

Cách sơ cứu khi bị ngộ độc lá ngón. Nước rau máu có khả năng chữa độc lá ngón vẫn chưa được khoa học chứng minh

Tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được tiến hành cấp cứu, rửa dạ dày, đặt ống nội khí quản có bóng chèn để tránh sặc phổi. Mặt khác, bác sĩ cũng có thể cho bệnh nhân dùng than hoạt tính để thanh này hấp thụ độc tố của lá ngón còn sót lại trong đường tiêu hóa.

Trong trường hợp bệnh nhân bị co giật dẫn đến tình trạng suy hô hấp, tiêu vân cơ cấp, rối loạn nước điện giải… thì bác sĩ phải tiến hành cấp cứu lần nữa. Bên cạnh đó phải đặt máy thở oxy, hồi sức tích cực, đặt ống thông tĩnh mạch để giúp bảo toàn tính mạng bệnh nhân.

Trong thời gian điều trị tích cực tại bệnh viện bệnh nhân được sử dụng các loại thuốc để cân bằng huyết áp, chống suy thận, lọc máu, chống rối loạn đông máu, chống nhiễm trùng máu.

Trong dân gian cũng lưu truyền giải pháp chữa ngộ độc lá ngón bằng rau má. Cách thực hiện vô cùng đơn giản: khi phát hiện bị ngộ độc rau má chỉ cần giã thật nhiều rau má, vắt lấy nước để uống. Nước rau má giúp giảm độc tính của lá ngón. Sau khi uống xong có thể chuyển người bệnh đến bệnh viện để cấp cứu tiếp.

Tuy nhiên, cách chữa trị này vẫn chưa được khoa học kiểm chứng. Vậy nên, khi bị ngộ độc lá ngón người người sơ cứu cần nhanh chóng tìm cách cho nạn nhân nôn hết lá ngón ra và đưa đến bệnh viện cấp cứu. Tuyệt đối không lạm dụng các cách chữa trị dân gian để tránh biến chứng nguy hiểm.

comment Bình luận

largeer