Hoa ngọc lan có độc không?

Hoa ngọc lan có độc không? Ngọc lan là loài hoa quen thuộc có mùi thơm rất đặc biệt được nhiều người yêu thích. Loài hoa này được trồng nhiều ở sân vườn, khu công viên đường phố... để làm cảnh. Hơn thế nữa là loài hoa này còn có công dụng chữa bệnh rất hiệu quả.
04/04/2018 09:06

Đặc điểm hoa ngọc lan

Ngọc lan là một loại cây cảnh được trồng để trang trí sẩn vườn, công viên. Do có mùi hương thanh cao và tinh khiết mà loài hoa này còn được trồng nhiều ở các nơi tâm linh như đền chùa.

Cây ngọc lan có nhiều tên gọi khác nhau như: Ngọc Lan Ta, Sứ Ngọc Lan, Ngọc lan Hoa Vàng. Loài cây này có nguồn gốc từ Ấn Độ và được trồng ở nước ta từ rất lâu đời.

hoa ngoc lan co doc khong

Hoa ngọc lan có độc không? Chưa có nghiên cứu nào chứng minh hoa ngọc lan có độc tố

Ngọc lan là cây thuộc thân gỗ nhỡ, thân thẳng vỏ trám trắng. Cành non và chồi cây được phủ lông trắng mềm mượt óng ánh.

Hoa ngọc lan mọc đơn lẻ ở nách lá, hoa có màu trắng với 9-15 cánh. Hoa ngọc lan rất thơm nên có thể dùng để cất tinh dầu thơm làm nước hoa.

Loài cây này rất thích hợp trồng ở nơi có nhiều ánh nắng và có thể trồng thành hàng hoặc từng cây để tạo bóng mát cho sân nhà.

Mỗi năm, hoa ngọc lan thưởng trổ bông 2 lần. Nhưng cây có lá xanh quanh năm và rất phù hợp để trồng tạo bóng mát.

Hoa ngọc lan có độc không?

Chưa có nghiên cứu nào chứng minh hoa ngọc lan có chứa độc tố. Hơn vậy, loài hoa này có có rất nhiều công dụng với sức khỏe con người, trong đó có công dụng làm thuốc chữa bệnh.

Theo đông y, hoa ngọc lan có vị đắng, cay, tính ấm; có tác dụng dùng để chữa ho, viêm mũi, xoang, tiểu khó, đầy hơi, buồn nôn, sốt, tăng huyết áp… Bộ phận dùng làm thuốcn là nụ hoa khi còn chưa nở. Có thể dùng nụ hoa dưới dạng khô hoặc tươi đều được.

Bên cạnh đó, các bộ phận khác của cây ngọc lan như lá, vỏ thân cây đều có tác dụng chữa bệnh hiệu quả như: lá dùng để chữa viêm phế quản mãn tính ở người già, trị mụn nhọt sưng tấy. Vỏ thân cây sắc nước uống chữa sốt, kinh nguyệt không đều, bí đại tiện.

Các bài thuốc từ hoa ngọc lan

- Chữa ho: Cho 30g hoa ngọc lan cùng 40g mật ong vào bát rồi hấp cách thủy khoảng 20 – 30 phút sau mang ra để ăn.

- Chữa ho gà: 8 bông hoa ngọc lan với 10g lá chanh, 3g gừng đem sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần và uống 1 tuần.

Chống ho làm long đờm, lợi tiểu tiện: Rửa sạch 15g hoa ngọc lan rồi bóc cánh thái nhỏ. Ngâm 2 mảnh hải triết bì rồi rửa sạch, khử mùi tanh. Rửa sạch 1 quả dưa hồng, bỏ cuống rồi thái nhỏ. Cà rốt 1 củ cạo vỏ, thái nhỏ. Trộn các nguyên liệu trên, thêm gia vị, rồi để hoa ngọc lan đã thái nhỏ lên trên, đổ nước đủ dùng, sắc uống ngày 1 tháng.

- Chữa chứng ho, sưng đau yết hầu: Lấy 20g hoa ngọc lan khô tẩm với mật ong trong 3 ngày rồi hãm uống như trà. Bài thuốc này có tác dụng chữa chứng ho do nhiễm lạnh, đau đầu, hoa mắt, tức ngực.

hoa ngoc lan co doc khong 1

Hoa ngọc lan có độc không? Hoa ngọc lan được dùng để làm thuốc chữa bệnh rất hiệu quả

- Chữa viêm phế quản: Ngọc lan hoa trắng 7 hoa, hoa hồng bạch 5 hoa, mật ong 15ml. Tất cả cho vào bát hấp cách thủy, chia 3 lần uống trong ngày. Uống liền 3 – 5 ngày.

- Làm nhuận da, kích thích tiêu hóa: 6g hoa ngọc lan, 1 thìa trà xanh. Hoa ngọc lan rửa sạch bằng nước muối, vẩy cho ráo nước, để vào bát. Rót nước sôi vào bát, sau đó cho trà xanh vào. Hãm uống thay trà trong ngày.

- Cải thiện thống kinh: Dùng 10g hoa ngọc lan chưa nở sắc uống thay trà vào buổi sáng. Một liệu trình là 30 ngày.

- Giúp da trắng: Bóc từng cánh 10g hoa ngọc lan rồi rửa sạch bằng nước muối, để ráo nước, cho vào trong chén. Rót nước đang sôi vào chén, sau đó cho 8g trà xanh vào, đợi có mùi hương bay ra là có thể uống. Có tác dụng tăng cường chuyển hóa cơ bản, giúp da thêm trắng.

Thanh nhiệt, giải khát: Hoa ngọc lan 20g, đậu xanh 150g, đường phèn 50g. Cách chế biến: Đậu xanh rửa sạch, hoa ngọc lan tách từng cánh, rửa sạch, để ráo nước. Đậu xanh cho nước đun sôi nhỏ lửa khoảng 30 phút cho nhừ rồi cho đường phèn vào, tắt lửa, rắc hoa ngọc lan vào rồi trộn đều là dùng được. Tác dụng thanh nhiệt tiêu thử, giải khát.

- Chữa sốt, kinh nguyệt không đều, tiểu tiện khó: Lấy vỏ thân cây ngọc lan, cạo sạch lớp vỏ ngoài, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Lấy 30g vỏ sắc với 400 ml nước cho đến khi còn 100 ml, uống 2 lần trong ngày.

- Chữa sưng tấy: Lấy lá ngọc lan loại non và bánh tẻ rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ sưng tấy.

- Chữa viêm xoang: Lấy hoa ngọc lan lúc còn xanh, sấy khô giòn, tán và rây thành bột mịn, đựng vào lọ kín. Khi bị chảy nước mũi, mở lọ ngửi và hít mạnh để bột thuốc bay vào mũi, ngày làm 2 – 3 lần.

comment Bình luận

largeer