Cảnh bảo từ sở thích ăn cay của trẻ

Nhiều trẻ em khi sử dụng những loại đồ ăn sẵn thường có thói quen cho thêm ớt hoặc ăn những đồ đã quá cay. Đây là điều vô cùng nguy hiểm vì chúng có thể làm hại dạ dày và ảnh hưởng quá trình chuyển hóa của trẻ. Cảnh bảo từ sở thích ăn cay của trẻ là điều phụ huynh hãy chú ý.
01/08/2018 19:15

Bệnh nhân tên là Rene Craighead (17 tuổi, ở Mỹ). Mẹ của cô bé này cho biết, do con gái thích ăn vặt đồ mặn mặn, cay cay nên bà thường mua snack khoai tây chiên có vị cay để làm món ăn vặt hàng ngày cho con.

Tuy nhiên, sau 1 tuần ăn nhiều snack, cô bé bắt đầu cảm thấy đau nhói bụng, cơ thể cô bé rơi vào tình trạng uể oải, mệt mỏi. Sau khi đưa vào bệnh viện kiểm tra, gia đình đã sốc khi nhận được kết luận từ bác sĩ rằng: cô bé sẽ phải cắt bỏ túi mật.

Các bác sĩ cho biết, cô bé đang ở tuổi thiếu niên nên việc ăn đồ cay quá nhiều khiến cô bé gặp vấn đề về đường tiêu hóa. Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra bằng chứng nào nói rằng đồ ăn cay sẽ gây ra một số bệnh như sỏi mật, viêm tụy, hay viêm đường ruột... Nhưng, các loại thực phẩm cay mà còn chứa nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và muối thì thường có liên quan mật thiết đến sỏi mật.


Ảnh minh họa

 

Cảnh bảo từ sở thích ăn cay của trẻ gây nguy hại đến cơ thể

Những bệnh rình rập khi ăn nhiều đồ cay

Thực phẩm cay có một số lợi ích sức khỏe, bao gồm tăng cường hệ miễn dịch với vitamin A và C cũng như đẩy nhanh quá trình trao đổi chất… Song việc ăn uống không điều độ sẽ để lại nhiều hệ lụy cho sức khỏe như sau:

Tổn thương dạ dày

Khi ăn cay nhiều sẽ làm cho dạ dày bị ảnh hưởng, những dấu hiệu dễ nhận thấy là: viêm dạ dày, nôn ói, ợ chua, đau nóng rát dạ dày hoặc gây trào ngược dịch vị từ dạ dày lên thực quản gây bỏng nóng rát sau xương ức. Ngoài ra, ớt cay cũng có thể là nguyên nhân làm khởi phát cơn đau của bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng ở những người có bệnh trước đó.

Mất ngủ

Sau khi ăn cay, nhiệt độ cơ thể tăng lên, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ. Bởi vì, khi cơ thể bị nóng nảy do nhiệt độ tăng thì sẽ không thể ngủ được, chính vì thế không nên ăn cay vào buổi tối.

Mất cảm giác ngon miệng

Những người thường xuyên ăn đồ cay thì các gai vị giác của lưỡi sẽ quá tải do tiếp nhận quá nhiều kích thích nên có thể bị mất đi khả năng phân biệt các vị. Do vậy, nếu thích ăn cay thì mỗi tuần chỉ nên ăn 2 - 3 lần là vừa, không nên ăn liên tục, không ăn vào buổi tối, càng không nên cố gắng ăn cay thật nhiều trong khi bản thân không thể tiếp nhận được những đồ quá cay.

Dễ nổi mụn

Thức ăn cay có tính hút ẩm nên sẽ làm cho da trở nên thô ráp, đồng thời chất cay cũng gây kích thích lên da, làm da nóng và dễ nổi mụn. Do đó, những người da khô nên hạn chế ăn thức ăn mặn, nóng và cay. Đối với phụ nữ có thai thì việc ăn cay không ảnh hưởng lớn đến người mẹ, nhưng mẹ ăn cay khi mang thai sẽ dễ gây bệnh dị ứng cho con trẻ sau này, con sinh ra dễ bị rôm sẩy, nóng nhiệt trong người.


Ảnh minh họa

 

Mụn là sản phẩm của việc ăn quá nhiều đò cay

Tổn thương niêm mạc họng, đường ruột

Trong ớt tươi có chứa các loại chất như là vitamin C, vitamin B1, B2, cartomrin, canxi, photpho, sắt có lợi cho sức khỏe và giúp phòng tránh các loại virus có hại, các căn bệnh nguy hiểm. Song khi ăn quá nhiều và thường xuyên, vị cay của ớt tác động mạnh lên cổ họng và vùng niêm mạc của đường ruột, lâu dần độ cay vượt ngưỡng an toàn tạo thành áp lực lên thành mạch, gây cao huyết áp, tổn thương các dây thần kinh.

comment Bình luận

largeer