Cảnh giác tai nạn dị vật đường thở ở trẻ em

Dị vật đường thở là một tai nạn nguy hiểm thường gặp ở trẻ em. Đây là một tình trạng cấp cứu khẩn cấp, nếu không xử trí kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến tử vong.
12/12/2022 14:47

Vừa qua, vào khoảng 16h20p ngày 28/11, khoa Hồi sức Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Thành (Nghệ An) đã tiếp nhận bệnh nhân nhi 15 tháng vào viện vì hôn mê, thở ngáp cá, tím tái. Qua thăm khám các Bác sỹ bệnh viện đã nhanh chóng nhận định bệnh nhân bị Suy hô hấp nặng do sặc dị vật đường thở và được xử tích cực như: Hỗ trợ hô hấp, đặt ống nội khí quản, hối sức tích cực các chức năng sống khác… nhờ vậy bệnh nhi đã qua cơn nguy kịch.

11

Hình ảnh chụp Xquang của bệnh nhân nhi bị Suy hô hấp nặng do sặc dị vật đường thở được các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Thành cấp cứu thành công

Qua đây các Bác sỹ khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện đa khoa huyện Yên Thành khuyến cáo các bậc phụ huynh có con nhỏ không nên lơ là, thiếu cảnh giác khi cho con nhỏ chơi hoặc an các loại thức ăn dễ bị sặc vào đường thở và cần biết những kiến thức để phát hiện xử trí ban đầu khi trẻ bị hóc dị vật

Các dấu hiệu nghi ngờ khi trẻ hóc dị vật: Thường xảy ra đột ngột, trên trẻ trước đó hoàn toàn khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường. Trẻ tự nhiên ho sặc sụa từng cơn, khó thở, tím tái, trẻ lớn hơn có thể ôm cổ

22

Hướng dẫn cách xử trí khi bị sặc dị vật

Cách xử trí khi trẻ bị sặc dị vật: Nếu trẻ còn hồng hào, khóc được, nói được, không khó thở, cha mẹ nên giữ yên trẻ và đưa đến bệnh viện ngay. Nếu trẻ xuất hiện tím tái, khó thở, không khóc được hoặc khóc yếu, cha mẹ nhanh chóng gọi cấp cứu, người hỗ trợ và tiến hành thủ thuật vỗ lưng, ấn ngực.

Đối với trẻ dưới 2 tuổi thì vỗ lưng, ấn ngực như sau: Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay trái gữ chặt đầu, dung gót bàn tay phải vỗ 5 cái thật mạnh vào lung trẻ ở khoảng giũa 2 bả vai. Sau đó lật ngữa trẻ sang bên phải, nếu trẻ còn khó thở, tím tái thì dung 2 ngón tay trái ấn mạnh ở vùng ½ dưới xương ức 5 cái, cứ làm luân phiên như vậy đến khi dị vật tống được ra ngoài hay trẻ khóc được.

Đối với trẻ lớn hơn (Trên 2 tuổi) thì làm thủ thuật Heimlich: Nếu trẻ còn tỉnh người cấp cứu đứng hay quỳ gối phía sau rồi vòng 2 tay qua người trẻ, đặt 1 àn tay (nắm đấm) dưới mũi ức, bàn tay kia ôm lấy nắm đấm rồi ấn bụng mạnh hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên 5 lần và lặp lại nếu dị vật chưa ra; Nếu trẻ hôn mê: Đặt trẻ nằm ngửa, người sơ cứu quỳ gối tựa 2 chân 2 bên đùi trẻ, nắm 2 bàn tay thành nắm đấm đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ tuuf dưới lên trên 5 cái và có thể lặp lại nếu cần.

Cách phòng ngừa dị vật đường thở: Không nên cho trẻ dưới 5 tuổi ăn những thức ăn cứng hoặc tròn như: kẹo, đậu phộng, các loại hạt… Trẻ nên ngồi thẳng khi ăn và được giám sát bởi người lớn. Trẻ nên được hướng dẫn cách nhai kỹ thức ăn, tránh chơi đùa, la hét… khi ăn. Để xa tầm tay trẻ những vật dụng, đồ chơi nhỏ.

Tại nạn sặc dị vật hoàn toàn có thể phòng tránh được cho bé nếu chúng ta biết cách phòng ngừa. Khi trẻ bị sặc dị vật vào đường thở, sau khi thực hiện các bước cấp cứu tại nhà, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được xử trí kịp thời.

Phạm Thắng

comment Bình luận

largeer