Cây đài hái và bài thuốc điều trị loét mũi

Ở nước ta có một loại cây mà người dân thường dùng hạt ép lấy tinh dầu xào nấu thay cho mỡ lợn, đó là cây đài hái. Cũng có lẽ vì lý do đó mà người dân nhiều nơi còn gọi cây này là cây mỡ lợn, mướp rừng, bí rừng….
23/04/2024 21:36

Cây đài hái mọc ở đâu?

Là loại cây mọc hoang ở các khu rừng nguyên sinh, không thấy ở đồng bằng, thời gian trước có một số nhà nghiên cứu đã tìm cách đưa loài cây này về đồng bằng nhân giống nhưng nhận thấy khả năng sinh trưởng phát triển không tốt bằng môi trường tự nhiên.

Thoạt nhìn sẽ nhận thấy cây này có hình dáng rất giống cây gấc, với dạng cây thân dây leo có tua cuốn, lá sẻ hình chân chim làm 3 thùy. Quả đài hái hình cầu, quả to có thể to bằng đầu người.

Hạt đài hái rất to, có thể to như hạt mít, hạt nhẹ và thường nổi trên mặt nước, có chứa lượng tinh dầu rất lớn, nên được người dân xưa  ép lấy dầu để ăn và dùng để thắp đèn.

Tính vị: Đài hái vị đắng và ngọt nhẹ, tính mát.

daihai

(Ảnh: Caythuoc.org)

Công dụng của cây đài hái

Dân gian thường dùng thân lá làm thuốc, dùng hạt ép dầu làm thực phẩm thay cho mỡ động vật. Dưới đây là những công dụng của cây thuốc này:

- Thân, lá có tác dụng chống viêm, dân gian thường dùng làm thuốc điều trị loét mũi. 

Cách dùng: Lấy thân, lá cây đài hái ép lấy nước, sau đó đem lọc qua một lớp vải sạch, lấy nước này nhỏ vào mũi.

- Tại Indonesia, người dân tại đây có một phương pháp rất hay để phục hồi vóc dáng cho chị em phụ nữ sau khi sinh nở đó là: Khoảng 1 tháng sau khi sinh, người ta lấy dầu hạt đài hái thoa vào bụng chị em phụ nữ sau sinh, với mục đích giúp chị em lấy lại vóc dáng và giảm những ảnh hưởng do quá trình mang thai.

- Hạt đài hái tác dụng nhuận tràng, sưng vú.

Cách dùng: Hạt ép lấy dầu thay mỡ động vật xào nấu hàng ngày, nếu bị sưng vú dùng dầu đài hái kết hợp trộn với dầu dừa và than đốt từ lá địa liền bôi ngoài da. 

Theo Caythuoc.org

comment Bình luận

largeer