Thứ Ba, 3/12/2019 02:20
RSS
Hotline: 0913019054

Cây lu lu đực có ăn được không?

Cây lu lu đực có ăn được không? Loài cây này thường bị nhầm lẫn với rau tầm bóp. Vì trong thân cây có chứa chất độc nhẹ, nhiều người ăn phải khá lo lắng.
04/03/2018 19:33

Cây lu lu đực có ăn được không?

Lu lu đực còn gọi là nụ áo, thù lu đực, cà đen, long quỳ. Là loại cây thảo, sống hàng năm, có khi sống lâu năm, cao khoảng 30 - 100cm. Thân cành màu lục nhẵn hoặc hơi có lông, có cạnh và nhiều cành. Lá hình bầu dục, gốc lá thuôn hay tròn, đầu nhọn, mép lượn sóng, có răng cưa to và nông, màu lục sẫm, gân lá kết mạng rõ ở dưới. Hoa mọc thành chùm dạng tán ở kẽ lá; hoa nhỏ, màu trắng, đài hình phễu. Quả mọng hình cầu, khi chín có màu đen bóng, nhiều hạt dẹt và nhẵn. Cây mọc hoang, tập trung ở ruộng ngô, đậu và bãi hoang.

Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây phơi hay sấy khô hoặc ngọn non làm thức ăn. Theo Đông y, lu lu đực có vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tan ứ huyết, tiêu viêm, tiêu thũng.

cay lu lu duc co an duoc khong

Cây lu lu đực có ăn được không? Câu trả lời là có nhưng khi ăn cần sơ chế kỹ

Vì có hình dáng giống cây rau tầm bóp nên rất nhiều người ăn nhầm và nghĩ đó là một loại.  Tuy nhiên, theo toàn bộ cây Lu lu đực đều có chứa chất độc Solanin. 

Theo báo cáo của Trung tâm An toàn và sức khỏe nghề nghiệp Canada (CCOHS) hợp tác Chương trình quốc tế về An toàn hóa chất (IPCS), quả xanh của loài Lu lu đực chứa nhiều độc tố Solanin hơn cả.

Người ta cũng cảnh báo rằng ở lá của lu lu đực còn có chứa chất Nitrate. Nếu ăn phải một lượng lớn các quả còn xanh và lá tươi của loài lu lu đực, sau 6-12 tiếng có thể xảy ra các hiện tượng sốt vã mồ hôi, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn hô hấp, buồn ngủ...

Thực ra, theo GS.TS Đỗ Tất Lợi thì vẫn ăn lu lu đực được với điều kiện luộc thay nước một vài lần. Nếu ăn quả, chỉ được ăn quả chín và ăn với số lượng ít.

Những bài thuốc từ cây lu lu đực

Theo nghiên cứu, lá lu lu đực có chứa solamargin, solasonin, riboflavin, acid nicotinic, acid citric, acid ascobic; 5,9% protein, 1% chất béo, 2,1% chất khoáng, 8,9% các hợp chất carbohydrat. Trong quả có chứa glucoalcaloid steroid có genin là solasodin (solamargin, solasonin, solanigrin) và các genin khác.

Lu lu đực có vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tan ứ huyết, tiêu viêm, tiêu thũng.

Từ điển ngành Dược ở Pháp năm 1965 xếp lu lu đực là loại thuốc độc bảng C với tác dụng gây ngủ, làm dịu thần kinh; tuy vậy thử nghiệm độc tính với liều 1000mg dược liệu khô (dịch chiết cồn 50%) trên 1 kg chuột, thuốc dung nạp tốt, không thấy biểu hiện độc.

Ở châu Âu, lu lu đực dùng làm thuốc giảm đau nhức, làm dịu, chống co thắt, dễ ngủ, an thần, chữa chóng mặt, kiết lỵ, tiêu chảy; dùng ngoài trị ngứa vết thương.

Bài thuốc đông y từ cây lu lu đực

Bài 1: Chữa bong gân sưng đau: Lấy lá nụ áo tươi một nắm, hành trắng để liền cả rễ 7 củ, thêm chút men rượu, giã nát, đắp lên chỗ bong gân rồi băng cố định lại, ngày thay thuốc 1-2 lần.

Bài 2:Chữa tiểu tiện không thông, phù thũng do gan yếu:Cây nụ áo khô 15g, mộc thông 15g, rau mùi 20g. Tất cả cắt khúc, rửa sạch cho vào ấm đổ 700ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày. 10 ngày 1 liệu trình.

Bài 3:Hỗ trợ điều trị viêm khí quản mạn tính ở người cao tuổi:Cây nụ áo tươi 30g, cát cánh 9g, cam thảo 3g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc nhỏ lửa còn 300ml, chia thành 2 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình kéo dài 10 ngày, giữa các liệu trình nghỉ dùng thuốc 5-7 ngày. 

cay lu lu duc co an duoc khong.jpg 1

Cây lu lu đực có thể dùng để chữa bong gân sưng đau chân

Bài 4:Chữa vết thương bầm tím, sưng đau do va đập, ngã:Dùng cả cây nụ áo tươi 80g, giã nhỏ, thêm một chút giấm, vắt lấy nước cốt uống, còn bã dùng đắp lên chỗ sưng đau bầm tím.

Bài 5: Chữa khí hư bạch đới ở phụ nữ: Dùng cây nụ áo, hoa mào gà trắng, quán chúng mỗi vị 30g. Tất cả cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc nhỏ lửa còn 200ml nước, sắc 3 lần thuốc, bỏ bã, dùng nước thuốc nấu với 200g thịt lợn nạc thành món canh, chia ra 2 lần ăn trong ngày. 15 ngày một liệu trình.

Bài 6:Hỗ trợ điều trị lỵ: Dùng lá nụ áo khô 25-30g (nếu là lá tươi tăng gấp đôi liều lượng). Rửa sạch, cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml thêm chút đường trắng, chia 2 lần uống trong ngày.10 ngày một liệu trình.

Bài 7: Chữa cảm sốt, sưng họng:Cây nụ áo tươi 20-30g, rửa sạch, giã nát, thêm chút nước đun sôi để nguội vào, vắt lấy nước cốt, chia 2 lần uống trong ngày. 5 ngày 1 liệu trình.Hoặc có thể dùng rễ nụ áo 100g, rễ ké hoa vàng 100g, hạt tiêu đen 2,5g, mỗi lần uống 3 - 5g......

comment Bình luận