Có bầu ăn rau chân vịt được không?

Có bầu ăn rau chân vịt được không? Rau chân vịt là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, nhất là các khoáng tố tốt cho sức khỏe. Song với bà bầu, rau chân vịt không được xem là thực phẩm tốt nhất và được khuyến nghị nên hạn chế sử dụng.
24/02/2018 08:00

Giá trị dinh dưỡng của rau chân vịt

Rau chân vịt còn có tên gọi khác là cải bó xôi. Đây là loại rau thuộc họ dền có nguồn gốc từ miền Tây Nam Á và miền Trung của châu Á. Loại ra này được người dân ưa chuộng bởi khá thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao.

Theo đông y, rau chân vịt có vị ngọt, tính mát, không có độc. Khi ăn rau chân vịt có tác dụng thanh nhiệt, giải rượu, giải độc, chữa quáng gà, làm sáng mắt. Đồng thời giúp phòng chống một số bệnh lý ở vùng lưỡi, miệng, môi. Đối với trẻ nhỏ, ăn rau chân vịt giúp cơ thể phát triển ổn định.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau chân vịt có chứa rất nhiều nguyên tố sắt, các loại vitamin như A, C, E, K, canxi. Ngoài ra, người ta còn tìm thấy trong rau chân vịt có hàm lượng tương đối cao arotenoid có khả năng chống oxy hóa, ngăn chặn sự xâm lấn của các gốc tự do gây ung thư ác tính.

Cụ thể, trong 100g rau chân vịt có chứa: 500mg natri, 375mg kali, 49mg canxi, 37mg photpho, 37mg magnesi, 29mg sulfur, 0,5mg mangan, 0,45mg kẽm, 2-5mg sắt, 0,13mg đồng, còn có iod, arsen, nicken…

Empty

Có bầu ăn rau chân vịt được không? Rau chân vịt có tác dụng tốt trong việc chữa bệnh

Dưới góc độ y học, các chuyên gia nghiên cứu trên thế giới phát hiện, rau chân vịt có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng chống tình trạng đục thủy tinh thể ở người cao tuổi. Mặt khác, người cao tuổi thường xuyên ăn rau chân vịt còn có tác dụng chống sưng, viêm ở các khớp và chống loãng xương hiệu quả.

Với hàm lượng vitamin C và A cao giúp chống lại tình trạng xơ vữa động mạch, đái tháo đường. Đặc biệt, vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa có thể hòa tan được trong nước. Hoạt chất này giúp ngăn ngừa nhiều bệnh lý khác nhau như rụng tóc, đau mắt, đau đầu, viêm gan, mỡ máu cao…

Một số nghiên cứu khác chỉ ra, với hàm lượng kali, folatin và magie đáng kể rau chân vịt có tác dụng chống lại tình trạng gạ huyết áp. Những người trung tuổi nên tăng cường sử dụng rau chân vịt.

Với hàm lượng chất xơ cao, ăn rau chân vịt còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đồng thời giúp hòa tan chất béo, đào thải các chất độc ra ngoài cơ thể.

Có bầu ăn rau chân vịt được không?

Có một số tài liệu trên mạng chỉ ra, chỉ một bát rau chân vịt nấu chín có thể chứa đến 6mg sắt. Theo khuyến nghị, một phụ nữ trưởng thành cần 19mg sắt mỗi ngày. Như vậy, nếu mỗi ngày ăn 1 bát rau chân vịt có thể bổ sung 1/3 lượng sắt cần thiết cho cơ thể.

Đối với bà bầu, mỗi ngày cần bổ sung 30mg sắt. Cũng chính lý do này mà rất nhiều lời truyền miệng trong dân gian cho rằng phụ nữ có thai nên tăng cường bổ sung sắt thông qua việc ăn rau chân vịt mỗi ngày. Nếu ăn rau chân vịt liên tục hàng ngày có thể phòng chống nguy cơ thiếu sắt ở bà bầu.

Tuy nhiên, rất nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Cụ thể, một số nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản cho rằng, rau chân vịt là thực phẩm không hề tốt cho phụ nữ mang thai. Thậm chí nếu bà bầu thường xuyên ăn rau chân vịt có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu nặng.

Empty

Có bầu ăn rau chân vịt được không? Các món ăn từ rau chân vịt không mang đến tác dụng tốt cho sức khỏe bà bầu và thai nhi

Lý giải về vấn đề này các nhà nghiên cứu cho rằng, rau chân vịt chứa hàm lượng lớn axit làm cho chất sắt của nó không được ruột non hấp thụ, ngược lại còn làm cho chất sắt bị tống khứ ra khỏi cơ thể. Nếu bà bầu ăn rau chân vịt hàng ngày sẽn làm cho hàm lượng sắt bị đào thải ra ngoài ngày càng nhiều.

Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng trên thế giới thì cho rằng, bà bầu có thể ăn rau chân vịt trong thời kỳ mang thai nhưng nên ăn với hàm lượng nhỏ. Trong 9 tháng mang thai, bà bầu chỉ nên ăn rau chân vịt vài 3 lần thôi.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng lưu ý, bà bầu không nên ăn rau chân vịt với các thực phẩm có khả năng hỗ trợ hấp thụ sắt tốt như thịt gia cầm, cá hay nước cam. Tốt nhất nên ăn rau chân vịt độc lập.

Ngoài hạn chế ăn rau chân vịt, phụ nữ trong thời kỳ mang thai cũng nên hạn chế ăn các loại sau: đồ uống có ga, cà phê, nhãn, rau rút, đồ ăn nhanh, thực phẩm cay nóng, đu đủ xanh…

comment Bình luận

largeer