Chế độ ăn hạn chế i-ốt của người bị ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là bệnh ung thư phổ biến nhất (chiếm 90%) trong các bệnh ung thư tuyến nội tiết. Tuyến giáp là một cơ quan nội tiết có vai trò quan trọng trong tổng hợp hormon tuyến giáp, trong đó rất cần có vai trò của i-ốt.
27/03/2023 15:20

Bệnh ung thư tuyến giáp nhìn chung có tiên lượng tốt nhất trong số các loại bệnh ung thư, đặc biệt là nhóm ung thư tuyến giảp biệt hoá. Tuy nhiên, bệnh vẫn cần được theo dõi, quản lý phòng tái phát, di căn và vẫn cần phải quan tâm đến chế độ ăn, thói quen ăn uống hỗ trợ với điều trị thuốc hormon thay thế, đặc biệt chế độ ăn hạn chế i-ốt trong quá trình điều trị.

Chế đội ăn hạn chế i-ốt (chế độ ăn kiêng i-ốt) là gì?

Chế độ ăn hạn chế i-ốt đôi khi được chỉ định cho những bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp (ung thư tuyến giáp thể nhú, thể nang và kém biệt hoá). Mục tiêu của chế độ ăn hạn chế i-ốt làm cho tuyến giáp của bệnh nhân bị “đói” i-ốt bằng cách tạm thời hạn chế càng nhiều i-ốt trong chế độ ăn của bệnh nhân càng tốt. Sau khi bệnh nhân được chỉ đinh điều trị i-ốt phóng xạ, các tế bào ung thư tuyến giáp sẽ nhanh chóng hấp thụ nó và i-ốt phóng xạ sẽ tiêu diệt chính các tế bào đó.

Chế độ ăn hạn chế i-ốt được chỉ định cho những loại ung thư tuyến giáp nào?

Chỉ có những tế bào ung thư tuyến giáp hấp thụ i-ốt thì chế độ ăn hạn chế i-ốt mới có tác dụng. Do đó, những bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hoá gồm thể nhú và thể nang) và thể kém biệt hoá được chỉ định chế độ này. Còn chế độ ăn hạn chế i-ốt không hiệu quả với bệnh nhân ung thư tuyến giáp mất biệt hoá (giảm biệt hoá) và ung thư tuyến giáp thể tuỷ.

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp phải thực hiện chế độ ăn hạn chế i-ốt trong bao lâu?

Chế độ ăn hạn chế i-ốt được chỉ định ở những bệnh nhân điều trị ung thư tuyến giáp và chẩn đoán bệnh tái phát. Phương pháp này được thực hiện tối đa 14 ngày trước khi điều trị và chụp xạ hình I131 để chẩn đoán. Sau đó chế độ ăn hạn chế i-ốt tiếp tục kéo dài thêm từ 1-3 ngày. Như vậy, chế độ ăn hạn chế i-ốt không phải duy trì lâu dài ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp.

Chế độ ăn dành cho bệnh nhân uống i-ốt phóng xạ như thế nào?

2 tuần trước uống i-ốt phóng xạ (I131) cần

Hạn chế i-ốt (

Hạn chế muối (< 3g/ ngày)

Năng lượng cung cấp thấp (1000-1500kcal/ ngày)

Lưu ý tình trạng suy giáp  giúp tế bào ung thư hấp thu i-ốt tốt hơn nhưng không phải càng suy giáp càng tốt

Chế độ ăn hạn chế i-ốt được thực hiện như thế nào?

230323-4-2-170215-230323-21

Tránh thức ăn giàu i-ốt, hạn chế thức ăn có i-ốt, nên ăn thức ăn ít i-ốt.

Hạn chế thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh,  thức ăn ướp muối

Hạn chế thực phẩm có màu đỏ

Điều gì có thể xảy ra khi bệnh nhân ung thư tuyến giáp không tuân thủ chặt chẽ chế độ ăn i-ốt?

Nếu tuyến giáp của bệnh nhân không “háo” i-ốt trước khi điều trị hoặc thực hiện một thủ thuật liên quan đến i-ốt phóng xạ, nó có thể ảnh hưởng xấu đến độ chính xác của kết quả xét nghiệm hoặc hiệu quả điều trị bệnh. Điều này có thể làm trì hoãn việc điều trị bệnh.

Cần lưu ý, cơ thể con người cần i-ốt để hoạt động bình thường. Vì vậy, chế độ ăn hạn chế i-ốt chỉ được thực hiện tạm thời. Nó không có nghĩa là một giải pháp lâu dài đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp.

TS.BS Ngô Thị Minh Hạnh - Khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

comment Bình luận

largeer