Cho trẻ nằm sấp khi ngủ, lợi hay hại?
"Bé nhà mình được 10 tháng. Khi ngủ mình luôn để bé nằm ngửa nhưng bé lại rất thích lật người nằm sấp. Nếu mình không đặt lại tư thế thì bé vẫn giữ nguyên việc nằm sấp để ngủ. Nhiều người cho rằng cứ để bé nằm theo sở thích nhưng mình lo ngại nằm sấp lâu bé sẽ bị ép tim, khó thở. Vậy cho bé nằm sấp ngủ theo khoa học là lợi hay hại?" (Nguyễn Hồng Vân, 27 tuổi, Hà Nam)
Việc để trẻ nằm tư thế gì khi ngủ để có giấc ngủ sâu, chất lượng là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm. Đặc biệt khi các mẹ luôn có những ý kiến trái chiều nhau về lợi ích cũng như tác hại của việc cho trẻ nằm sấp. Bài viết dưới đây, Tạp chí Sức Khỏe Cộng Đồng sẽ chỉ ra hai mặt của tư thế nằm sấp đối với trẻ.

Trẻ nằm sấp lợi hay hại?
Vì sao trẻ lại hay nằm sấp khi ngủ? Tư thế ngủ nằm sấp của trẻ được bắt nguồn và hình thành khi trẻ còn trong bụng mẹ, khi đó, cơ thể trẻ rất dễ bị tổn thương – nhất là ở phần ngực và bụng nên thai nhi thường cuộn tròn người để tự bảo vệ và tạo cảm giác an toàn.
Theo thói quen, sau khi chào đời bé cũng sẽ thích nằm sấp khi ngủ để ngực và bụng úp xuống phía dưới, nhằm tạo tư thế giống như khi còn trong bụng mẹ, điều này sẽ giúp trẻ an tâm và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến bé thích nằm sấp khi ngủ là do bé gặp vấn đề ở hệ tiêu hóa để xoa dịu những cơn đau.
Việc bé nằm sấp khi ngủ đều có 2 mặt lợi và hại.
Trước tiên, về mặt lợi, trẻ sẽ tránh được tình trạng nghẹt mũi, khô mũi, viêm họng và những bệnh về đường hô hấp khác, nhất là với những bé thường xuyên nằm trong phòng có điều hòa hay những trẻ có tiền sử bệnh hen suyễn.
Việc bé nằm sấp khi ngủ cũng sẽ làm giảm nguy cơ bé bị móp đầu. Phần vỏ não của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường rất mềm. Nên nếu mẹ cho bé nằm ngửa nhưng kê gối và lăn trở bé không đúng cách sẽ rất dễ làm thay đổi hình dạng đầu của trẻ.
Một nhóm các chuyên gia của trường Đại học Harvard đã nghiên cứu về tư thế trẻ nằm sấp khi ngủ và cho biết, những đứa trẻ thích nằm sấp khi ngủ hoặc dang rộng tay chân thường có chỉ số IQ cao hơn, phản xạ tốt hơn những trẻ khác.
Nếu trẻ chỉ nằm ngửa, tầm nhìn sẽ bị hạn chế trong khoảng không gian trần nhà hoặc hai bên xung quanh. Trẻ sẽ không thể nhìn thấy đồ vật phía trước hoặc phía sau mình. Tuy nhiên, nằm sấp sẽ giúp con cải thiện tầm nhìn, phát triển thị giác mạnh mẽ. Điều này cũng kích thích con vận động, nằm nghiêng, nhìn xung quanh để có thể nhìn thấy nhiều vật hơn.
Ngoài ra, khi nằm sấp khả năng vận động tốt, khả năng linh hoạt giữa cổ, vai, lưng và tay thành thạo cùng với thị giác phát triển chính là tiền đề giúp não bộ trẻ phát triển.
Tuy nhiên về mặt hại, nằm sấp khi ngủ là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Vì khi bé nằm sấp khi ngủ, nhiều khả năng bé sẽ hít lại khí mình vừa thở ra, điều này dẫn đến phổi bị thiếu oxy, gây nên tình trạng ngạt thở.
Tư thế trẻ ngủ nằm sấp cũng sẽ khiến bé rất khó duỗi thẳng tay, chân và bé cũng sẽ không thoải mái khi lăn, trở người, từ đó dẫn tới tình trạng máu lưu thông kém và gây áp lực lên vùng bụng.
Ngoài ra, với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi do phần đầu của bé còn to và nặng, trong khi sức đỡ của gáy chưa tốt nên khó có thể tự xoay mình. Vì thế, bé rất dễ bị ngạt thở do chăn, gối chặn vào mũi.
Do đó, để giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh cũng như những ảnh hưởng khác cha mẹ nên để bé nằm ngửa khi ngủ trong suốt 1 năm đầu đời, đặc biệt là trẻ từ giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng tuổi. Nếu trong lúc ngủ trẻ lật mình nằm sấp thì mẹ nên lật ngửa bé lại.
Dương Nhung (tổng hợp)

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm