Chọn giầy thể thao theo dáng người

Chọn giầy thể thao vừa chân, hợp dáng người là cách giúp bản thân cảm thấy tự tin, thoải mái khi tập luyện cũng nhi đi chơi. Vậy cần những tiêu chí để lựa chọn được một đôi giầy thể theo phù hợp nhất.
11/05/2018 13:42

1. Cấu tạo giầy thể thao

Ngày nay, thị trường giày thể thao phát triển mạnh mẽ. Các thương hiệu lớn nhỏ cho ra đời hàng loạt các mẫu giầy đẹp, bắt mắt, chất lương cao phù hợp với từng nhu cầu của mỗi người.

Tuy nhiên, chính sự đa dạng này lại khiến cho người tiêu dùng không biết được hết chức năng của từng loại giầy. Từ đó dẫn đến tình trạng lựa chọn sai mục đích, chức năng. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhất là hệ xương khớp.

Bởi vậy, để lựa chọn được một đôi giày thể thao đảm bảo tiêu chí: bền, đẹp và phù hợp với dáng người thì các bạn cần nắm bắt được về cấu tạo của giầy thể thao. Cụ thể:

  • Các bộ phận chính của giầy thể thao

Giầy thể thao nói riêng hay các loại giầy khác chắc chắn đều có 3 phần chính gồm: Upper (thân giày trên), Midsole (đế giữa) và Outsole (đế ngoài). Người ta ví, cấu tạo của một đôi giầy thể thao tương tự như cấu tạo của một chiếc xe ô tô.

- Phần thân giầy trên giống như phần thân xe, có nhiệm vụ cố định, bảo vệ chân, tạo nên sự thoải mái và thông thoáng khi chúng ta di chuyển. Phần này sẽ được thiết kế với kiểu dáng, màu sắc đa dạng.

Empty

Các bộ phận chính của giày thể thao

- Phần đế giữa giống như bộ phận chống sốc của xe hơi, có nhiệm vụ giảm lực tác động do địa hình khi di chuyển giúp đảm bảo cân bằng khi đổi hướng.

- Phần đến ngoài được xem như một cái bánh xe, tiếp xúc với mặt đường khi di chuyển, để bảo đảm độ bám và tăng tuổi thọ cho giầy.

Theo các nhà thiết kế giày, chân của chúng ta giống như động cơ của xe. Nếu mọi bộ phận trong xe không được thiết kế chỉnh chu thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả hoạt động của xe. Tương tự vậy, nếu giầy không được thiết kế cẩn thận, tỉ mỉ thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến gót chân, gan bàn chân, các ngón chân…

  • Vật liệu chế tạo giầy thể thao

Giầy thể thao chủ yếu được làm bằng vật liệu mesh (lưới), da tự nhiên hoặc da nhân tạo:

- Vật liệu lưới: thường được làm từ nylon, polyester hoặc sợi cotton. Chất liệu này phù hợp với người chơi thể thao, chạy bộ.

- Chất liệu da tự nhiên như da bò, da kangaroo, da dê.. phù hợp với đối tượng chơi bóng.

- Da nhân tạo giúp tăng khả năng hỗ trợ và bảo vệ chân. Da nhân tạo nhẹ hơn da tự nhiên, có giá thành rẻ hơn.

Empty

Chọn giầy thể thao theo dáng người. Mỗi loại giày thể thao sẽ sử dụng 1 loại chất liệu khác nhau

  • Thành phần chính của thân giầy

- Mũi giày có chức năng bảo vệ ngón chân và phần bàn chân trước. Mũi giầy giúp hạn chế tối đa các tác động từ bên ngoài lên chân. Nếu đi giầy kích mũi có thể dẫn đến đau buốt, thâm tím ngón chân, kẽ chân.

- Dây và lưỡi gà: giúp cố định giày với chân khi vận động. Dây có thể tự điều chỉnh được; phần lưỡi gà giúp bảo vệ mu bàn chân khỏi áp lực của dây giầy.

- Hông giày: có chức năng bảo vệ má trong và má ngoài bàn chân. Hông giày đóng vai trò quan trọng tạo độ ôm và cố định bàn chân.

- Gót giầy: có tác dụng cố định gót chân và tránh bị tụt giày khi vận động.

- Đế giữa: có chức năng chống sốc và cân bằng. Đây là bộ phận quan trọng nhất của 1 đôi giày thể thao nên thường được làm bằng những chất liệu tốt nhất.

- Đế ngoài: giúp tạo độ bám cho giày khi đi lại hoặc trong các hoạt động thể thao. Đồng thời giúp tăng tuổi thọ của đế giữa.

2. Chọn giầy thể thao theo dáng người

  • Chọn đúng giày, đúng công việc

Giày thể thao là sản phẩm được thiết kế chuyên dụng nên cần khi chọn cần phải chọn đúng loại giày và đúng mục đích sử dụng để đảm bảo sức khỏe và tránh ảnh hưởng đến đôi chân. Vậy nên, dù bạn đi bộ, chơi bóng, chơi cầu lông hay đi chơi thì cũng nên chọn 1 loại giày phù hợp nhất.

  • Chọn giày khối lượng nhẹ

Bạn nên tìm kiếm những đôi giày nhẹ để giúp việc di chuyển được thoải mái, nhẹ nhàng. Việc sản xuất các đôi giày có trọng lượng nhẹ cũng là tiêu chí của rất nhiều nhà sản xuất. Tuy nhiên, tùy từng môn thể thao mà trọng lượng giày cũng khác. Tuy nhiên cũng không nên chọn loại giày quá nhẹ vì nó có một số yếu tố không đảm bảo để bảo vệ chân

Chon giay the thao theo dang nguoi (1)

Chọn giầy thể thao theo dáng người. Nên chọn những đôi giày nhẹ, có độ ôm chân cao

  • Chọn size giầy phù hợp

Dân gian thường truyền miệng câu nói “giầy thừa dép thiếu”, đây được xem là tiêu chuẩn khi đi mua giầy. Việc đeo giầy thừa giúp cho bàn chân được thoải mái hơn, tránh các tổn thương cho vùng gót chân và các ngón chân.

Tuy nhiên, các quan điểm hiện đại thì lại cho rằng nên chọn những đôi giày vừa chân. Bởi trong quá trình đi lại, vận động chất liệu làm giày có thể giãn da dẫn đến tình trạng rộng.

Hơn nữa, việc lựa chọn đôi giày vừa chân giúp tạo cảm giác ôm chân, không bị kích mũi, thừa gót… Từ đó giúp bạn cảm thấy tự tin khi di chuyển hoạc chơi thể thao.

  • Chọn giầy hợp với chiều cao

Với những người cao thì nên lựa chọn những đôi giày thể thao đế bệt nó vừa tạo cảm giác thoải mái vừa giúp làm cân đối chiều cao của bạn.

Đối với những người lùn nên chọn những đôi giày thể thao có đế độn để giúp cải thiện chiều cao. Tuy nhiên, việc lựa chọn giầy đế độn chỉ phù hợp cho hoạt động đi lại bình thường hoặc đi chơi chứ không phù hợp cho người chơi thể thao.

Chon giay the thao theo dang nguoi (1)

Chọn mẫu giày phù hợp với chiều cao và quần áo

  • Thử giày trước khi mua

Việc thử giày rất quan trọng bởi kích thước bàn chân trái và bàn chân phải của con người thường có sự chênh lệch một chút. Theo kinh nghiệm, nên thử giày ở bàn chân lớn nhất của bạn. Khi thử nên đi cùng tất mỏng.

Chú ý kích cỡ và phong cách mỗi loại giày thể thao thường khác nhau do sự khác biệt giữa các thương hiệu giày. Khi  thử nên đi vài bước để đảm bảo đôi giầy tạo cảm giác thoải mái cho bạn.

  • Thời gian tốt nhất để thay giày thể thao?

Thời gian thay giày thể thao phụ thộc vào số lượng lần bạn sử dụng, dấu hiệu của giày, tên tuổi của giày. Giày thể thao nói chung nên được thay khi:

- Đã sử dụng quá 300 – 500 dặm chạy

- đã có hơn 300 giờ tích cực hoạt động cùng đôi giày

- Đã sư dụng với 405 – 60 giờ bóng rổ, erobic dance hay quần vợt.

comment Bình luận

largeer