Chớp mắt liên tục nhiều ngày ở trẻ em là dấu hiệu bệnh gì

Chớp mắt là phản xạ của thần kinh giúp mắt được bôi trơn nhằm bảo vệ mắt. Tuy nhiên, hiện tượng chớp mắt liên tục nhiều ngày ở trẻ nhỏ có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về mắt như mí đỏ bẩm sinh, mỏi mắt, viêm mắt....
11/04/2018 10:40

Chớp mắt là gì?

Chớp mắt là một phản xạ thần kinh của cơ thể giúp bôi trơn nhằm bảo vệ mắt. Khi chớp mắt, nước mắt sẽ được bôi đều lên kết mạc và giác mạc phía trước nhãn cầu giúp mắt ướt. Điều này rất quan trọng, nó giúp mắt không bị khô, đục và mắt trong suốt. Nếu không chớp mắt, phần trước của mắt sẽ lộ ra không khí, bụi bặm, khói và vi khuẩn dễ xâm nhập.

Chớp mắt cũng là một cách để đôi mắt được nghỉ ngơi. Nếu chúng ta cứ mở mắt mãi thì võng mạc và các cơ ngoài của mắt phải làm việc liên tục. Do vậy, việc chớp mắt là để cho mắt được nghỉ ngơi.

chop mat lien tuc nhieu ngay o tre nho la dau hieu benh gi

Chớp mắt liên tục nhiều ngày ở trẻ em là dấu hiệu bệnh gì. Chớp mắt là phản xạ của cơ thể giúp bảo vệ mắt

Chớp mắt liên tục ở trẻ là dấu hiệu bệnh gì?

Trong trường hợp bình thường, tần số chớp mắt mỗi phút là 15-20 lần. Việc chớp mắt sẽ có tác dụng bảo vệ cho mắt. Tuy nhiên nếu số lần chớp mắt quá nhiều thì đó có thể là biểu hiện của một loại bệnh nào đó.

Trẻ chớp mắt thường xuyên tức là tần suất chớp mắt rất nhanh, trên 20 lần/phút, đa phần là hai mắt cùng chớp, mắt khô, cảm giác vật lạ trong mắt và hay dụi mắt.

Mí đỏ bẩm sinh

Ở một số trẻ, do bị tật mắt bẩm sinh khiến cho lông mi úp trong bề mặt nhãn cầu, kích thích giác mạc gây ra chợp mắt và chảy nước mắt. Ở trường hợp, phụ huynh chỉ cần để ý là có thể phát hiện ra hiện tượng xuyên chớp mặt ở trẻ.

Hiện tượng này đa phần sẽ giảm dần khi trẻ lớn và đến độ 4 tuổi là có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu bị nặng thì cần phải phẫu thuật.

Do thói quen

Nguyên nhân này thường gặp ở trẻ lớn hơn 3 tuổi. Thói quen này sẽ hình thành do học theo người lớn. Trong trường hợp này bố mẹ nên kịp thời nhắc nhở giúp đỡ trẻ tự mình khống chế chớp mắt.

Viêm mắt hoặc sự kích thích của vật lạ

Trẻ bị chớp mắt cũng là do thời tiết, cát bụi hoặc dùng tay không sạch dụi mắt khiến mắt bị nhiễm vi khuẩn, vi rút. Khi vật lạ bay vào mắt gây viêm giác mạc hoặc viêm kết mạc cũng khiến cho trẻ thường xuyên chớp mắt.

Ngoài ra, hiện tượng chớp mắt còn là dấu hiệu của bệnh như  bị mắt đỏ, ngứa, vật bài tiết nhiều, chảy nước mắt v.v… Khi gặp hiện tượng này, với trẻ lớn tuổi sẽ nói rõ không thoải mái ở mắt hoặc đau mắt. Lúc này bố mẹ nên đưa trẻ đến việm khám xem mắt bé có bị sao không.

Mắt mệt mỏi

Một số trẻ do sử dụng sản phẩm điện tử quá nhiều như máy tính, điện thoại, Ipad, tivi nên mắt sẽ không thoải mái. Việc sử dụng nhiều có thể gây ra hiện tượng mắt khô, ngứa, cảm giác vật lạ thiêu đốt mắt, nhìn bên ngoài mờ, thị lực giảm, mắt sưng, đau viền mắt…

Điều này là do những tác nhân như  game và hình ảnh trong ti vi, máy tính có tốc độ thay đổi nhanh, hình ảnh chớp nháy. Lúc này thời gian dài nhìn tập trung vào sẽ làm cho trung tâm thị lực mất đi cân bằng. Khi hứng thú tăng cao sẽ làm cho  cơ mắt ngoài tiếp tục co bóp và co giật, tăng cường động tác phản hồi phòng vệ trong chớp mắt.

Trường hợp này bạn nên giảm bớt thời gian sử đụng đồ điện tử của trẻ. Hơn nữa không cho trẻ nhìn quá gần 40cm. Đồng thời sửa đổi thói quen cho trẻ học cách nhìn xa, nhìn mọi nơi để tránh làm cho thị lực kém đi.

chop mat lien tuc nhieu ngay o tre nho la dau hieu benh gi 1

Trẻ chớp mắt liên tục nhiều ngày có thể là dấu hiệu bệnh  mí đỏ bẩm sinh, mỏi mắt, viêm mắt....

Chứng giật cơ mắt

Trẻ em giật cơ mắt là do nhóm mô cơ không tự chủ co giật. Lúc này mắt sẽ có hiện tượng chớp liên tục hoặc không tự chủ chớp mắt. Bên cạnh đó, nhiều bộ phận khác cũng co giật theo như chân mày, méo miệng, nhún vai và sức chú ý không tập trung thay đổi nhiều hành động.

Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sức khỏe tâm lý của trẻ. Do vậy phụ huynh lên chú ý và sửa đổi cho trẻ để giúp trẻ khống chế được hành động của mình.

Do thiếu chất

Đường truyền dẫn của nháy mắt phản xạ là chỗ giao thần kinh, đường truyền dẫn là thần kinh mặt, chủ yếu chịu sự điều phối chất da não. Nếu cơ thể bé bị mất dinh dưỡng, thiếu vitaminn và các nguyên tố vi lượng thì cơ bắp thần kinh vội vàng tăng nhanh dẫn đến rối loạn chức năng thần kinh. Từ đó gây ra hiện tượng chớp mắt thường xuyên.

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng chớp mắt liên tục ở trẻ nhỏ. Việc tìm ra nguyên nhân chính là cách tốt nhất để có phương pháp điều trị triệu chứng hiệu quả. Do vậy, cha mẹ nên để ý con cái và tìm cách khắc phục cho con sớm nhất tránh để những biến chứng lâu dài.

comment Bình luận

largeer