Chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng

Đinh lăng là vị thuốc nam thần kỳ có tác dụng bổi bổ sức khỏe và chức nhiều bệnh lý. Đặc biệt, lá đinh lăng có tác dụng khơi thông dòng sữa trong trường hợp mẹ bị tắc tia sữa cực hiệu quả và an toàn.
03/05/2018 09:50

1. Tắc tia sữa là gì?

Tắc tia sữa (nổi cục tia sữa) là hiện tượng chỉ gặp ở sản phụ sau sinh em bé. Tia sữa không thoát ra ngoài được sẽ ứ đọng bên trong bầu ngực của người mẹ, nếu để lâu sẽ tích tụ lại, đông đặc và vón cục.

Những cục sữa nằm bên trong bầu ngực gây nên tình trạng cương cứng, đau nhức cho mẹ. Nếu tình trạng tắc tia sữa không được giải quyết kịp thời sẽ dẫn đến hiện tượng áp xe vú. Tình trạng này đã xảy ra ở rất nhiều người phụ nữ sau sinh.

Tắc tia sữa không chỉ gây đau đớn, hình thành áp xe vú… tắc tia sữa còn khiến trẻ sơ sinh không được cung cấp đủ lượng sữa mẹ cần thiết hàng ngày. Điều này dẫn tới tình trạng thiếu sữa, trẻ phải ăn sữa công thức bên ngoài hoặc xin sữa của người khác. Việc ăn sữa công thức trong những ngày đầu sau sinh không hề tốt cho hệ tiêu hóa non yếu của trẻ.

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng tắc tia sữa. Theo lời truyền miệng của dân gian, sản phụ sau sinh có thể tắc tia sữa do “phải vía”. “Phải vía” ở đây tức là trúng vía độc của một người nào đó đến thăm sau sinh (thường là vía của phụ nữ mang thai – người này có vía nặng khiến sản phụ trúng vía gây tắc tia sữa).

Empty

Chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng. Lá đinh có thể vừa sử dụng làm thực phẩm vừa được sử dụng làm thuốc

Tuy nhiên, nguyên nhân này vẫn chỉ là lời truyền miệng và hiện chưa có căn cứ khoa học nào chứng minh. Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây tắc tia sữa có rất nhiều, trong đó việc mẹ bị cảm và nhiễm lạnh khiến sữa không thể lưu thông. Từ đó sinh ra hiện tượng tắc tia sữa trong. Sữa mẹ không phun thành tia được, tắc nghẽn bên trong dẫn đến phình to, căng cứng bầu ngực và đau đớn,

Bên cạnh đó, tắc tia sữa còn do các nguyên nhân sau:

- Mẹ lười vắt sữa thừa sau khi trẻ bú không hết; khi để lâu sữa sẽ ôi gây tắc sữa.

- Mỗi lần trẻ bú mẹ không vệ sinh đầu ti khiến vi khuẩn xâm nhập gây tắc tia sữa.

- Mẹ ăn uống thất thường, không theo tiêu chuẩn gây nên tổn thương tỳ vị.

Những bà mẹ sinh con lần đầu thường là đối tượng dễ bị tắc tia sữa và thường không biết cách giải quyết tắc tia sữa như thế. Vậy nên, theo các bác sĩ các mẹ cần phải nắm bắt được các dấu hiệu khi bị tắc tia sữa như sau:

- Bầu ngực to và căng cứng hơn bình thường

- Khi sờ thấy nhiều cục tròn to nhỏ khác nhau, rất cứng và đau

- Các tia sữa không tiết ra sữa khi cho cho con bú, hoặc hút sữa không ra.

- Có hiện tượng sốt, nhức đầu, mệt mỏi

- Có hiện tượng đau nhức sau 2 – 3 ngày sữa tích tụ trong bầu ngực.

2. Chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng

Trước đây, cây đinh lăng được biết đấy như một loại cây cảnh trong sân nhà hay lá đinh lăng được sử dụng làm rau ăn sống. Tuy nhiên, xét dưới góc độ y học đinh lăng là một vị thuốc thần kỳ có tác dụng bổ bổ sức khỏe và chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Theo nghiên cứu, đinh năng có tính năng chống dị ứng, giải độc thức ăn, chống mệt mỏi và làm tăng sữa dẻo dai của cơ thể.

Cả rễ, thân và lá đinh lăng đều có tác dụng làm thuốc. Theo y học cổ truyền, lá đinh lăng có vị đắng, tính mát. Khi dùng có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ. Đinh lăng được các thầy thuốc ví tương tự như nhân sâm.

Đối với sản phụ sau sinh, đinh lăng được xem là “tiên dược”. Rễ đinh lăng lá dài nấu với nước gừng có tác dụng chữa tắc tia sữa. Lá đinh lăng nấu nước uống mỗi ngày giúp sản phụ thanh lọc cơ thể, mát sữa.

Bài viết này sẽ chỉ dẫn cho sản phụ sau sinh một số cách chữa tắc tia sữa nhanh chóng, an toàn bằng lá cây đinh lăng. Tuy nhiên, cũng phải có một lưu ý nhỏ: các mẹo này sẽ có tác dụng hiệu quả với những mẹ làm đúng theo chỉ dẫn.

Bên cạnh đó, một số trường hợp xuất hiện áp xe vú thì không nên chữa theo bài thuốc dân gian mà nên tìm đến  bệnh viện để điều trị. Bởi áp xe vú là tình trạng nghiêm trọng sau khi tắc tia sữa. Chỉ có đến bệnh viện trích hút sữa ra mới có tác dụng điều trị hiệu quả.

Cách chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng: Uống nước lá đinh lăng

- Các mẹ lấy khoảng 200g lá đinh lăng, sơ chế sạch, cho vào nồi đun cùng 200ml nước. Đun cho đến khi sôi, mở nắp, đảo qua đảo lại vài lần.

Empty

Uống nước lá đinh lăng khi mới bị tắc tia sữa có tác dụng chữa bệnh hiệu quả

- Sau khi sôi khoảng 5 – 7 phút thì tắt bếp, mở nắp cho nước nguội, chắt lấy nước cốt để uống.

- Sau đó cho thêm khoảng 200ml nước nước vào đun với lá đinh năng còn trong nồi, để sôi khoảng 7 phút. Sau đó tắt bếp, chắt lấy nước thứ 2 để uống.

- Các mẹ thực hiện uống liên tục từ 2 – 3 ngày sẽ cho hiệu quả. Lưu ý, nước đinh lăng cần uống xen với nước lọc và không sử dụng nước đinh lăng làm nước uống thay thế.

Ngoài ra, lá đinh lăng còn có tác dụng lợi sữa, thanh lọc cơ thể bằng các món ăn sau:

Nấu canh lá đinh lăng

- Các mẹ lấy lá đinh năng, rửa sạch nấu canh canh với thịt lợn băm hoặc sườn non.

- Cách làm: lấy khoảng 100g lá đinh lăng, cơ chế sạch, cắt hết cậng già.

- Bắc nồi lên bếp, cho thịt đã băm vào xào chín cùng hành.

- Sau đó cho nước vào đun sôi, tiếp đó cho lá đinh năng vào đun. Đun cho đến khi sôi là được.

- Các mẹ cho thêm ra vị cho vừa ăn, rồi đổ ra bát ăn cùng cơm trắng.

- Canh thịt đinh lăng có tác dụng giúp gọi sữa về, giải độc tố bên ngoài.

Empty

Cháo giò heo nấu lá đinh lăng

- Chân giò hầm đu đủ hoặc hầm với lá đinh lăng đều là những món ăn có tác dụng lợi sữa, thanh nhiệt, giải độc

- Các mẹ chỉ cần lấy khoảng 150g lá đinh lăng (nếu dùng lá khô thì chỉ cần 30g là đủ), 1 chân giò lợn và khoảng 100g gạo nếp tẻ cùng mộ số gia vị khác.

- Làm sạch giò lợn, cắt khúc vừa ăn; lá đinh năng làm sạch cho vào nồi đun khoảng 15 phút lấy nước cốt.

- Sau đó vo gạo cho vào nồi ninh cùng nước lá đinh lăng, giò lợn.

- Ninh cho đến khi gạo và giò lợn nhừ, cho thêm gia vị vừa ăn là có thể dùng được.

comment Bình luận

largeer