Tác dụng của rượu đinh lăng

Tác dụng của rượu đinh lăng. Rượu đinh lăng có tác dụng chống hiện tượng mệt mỏi, ăn ngon và ngủ ngon hơn, tăng cường sức dẻo dai, nâng cao sức đề kháng, giải độc cơ thể, chữa tê thấp, mỏi xương và tăng cường trí nhớ...
01/02/2018 11:39

Cây đinh lăng là cây gì?

Cây đinh lăng còn được gọi là nhân sâm của người nghèo, không chỉ được sử dụng làm rau sống mà còn là vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khoẻ.

Tên khoa học của cây đinh lăng là Polyscias fruticosa L. Harras họ Nhân sâm, dân gian gọi là cây Gỏi cá, cây Nam dương sâm.

Tac dung cua ruou dinh lang 5

Tác dụng của rượu đinh lăng. Cây đinh lăng được gọi là nhân sâm của người nghèo tốt cho sức khoẻ

Đinh lăng là loại cây nhỏ thân nhẵn không có gai, cao khoảng 0,8 - 1m. Lá kép 3 lằn xẻ lông chim, khong có lá kèm rõ. Phiến lá chót có răng cưa không đều với cuống lá dài 3 - 10mm. Lá có mùi thơm với cụm hoa hình khuy ngắn, nhiều tán mang nhiều hoa nhỏ, quả dẹt.

Cây đinh lăng là loại cây cảnh quen thuộc với nhiều gia đình, thường được dùng dưới dạng thuốc sắc, rượu ngâm hoặc bột khô để chữa trị chứng ho, đau tức vú, tắc tia sữa, lợi sữa, chữa kiết lỵ, làm thuốc tăng lực và chữa chứng suy nhược cơ thể...

Rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát giúp thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng. Trong Y học cổ truyền Việt Nam, rễ đinh lăng đem sao vàng, hạ thổ, sắc cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ giúp chống đau dạ con và làm tăng tiết sữa.

Tac dung cua ruou dinh lang 4

Tác dụng của rượu đinh lăng. Rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực

Trong rễ đinh lăng có chứa saponin có tác dụng như nhân sâm, nhiều sinh tố B1, ngoài ra còn chứa 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể, vì vậy giúp tăng cường trí nhớ và sức đề kháng cho cơ thể.

Hiện nay, có 7 loại cây đinh lăng:

Đinh lăng lá nhỏ còn được gọi là cây đinh lăng nếp phổ biến nhất ùng để ăn lá. Với giá trị dược liệu nên được dùng để sắc nước hoặc ngâm rượu đinh lăng.

Đinh lăng đĩa có hành dáng lá to, hiếm, ít được dùng làm thuốc hay làm cảnh.

Đinh lăng lá răng được dùng làm cánh, lá xẻ răng cưa.

Đinh lăng viền bạc còn được gọi là cây đinh lăng lá bạc có lá xẻ, đẹp, dáng bắt mắt nên được dùng làm cây trang trí dưới dạng cây đinh lăng bon sai.

Đinh lăng lá to hay còn gọi đinh lăng lá lớn khá hiếm gặp.

Đinh lăng lá tròn được dùng để làm cảnh trong nhà.

Cây cơm cháy tuy không phải là đinh lăng nhưng có lá thân, hoa giống cây đinh lăng và mọc ở rưng nên một số người thường nhầm với cây đinh lăng rừng.

Tác dụng của rượu đinh lăng đối với sức khoẻ

Thông thường, rễ đinh lăng được dùng để ngâm rượu. Rượu củ đinh lăng màu vàng rơm hoặc có màu vàng đậm thơm, ngon hăng nhẹ nhưng dễ uống. Để ngâm rượu ngon và chuẩn nên dùng đinh lăng nếp loại có lá nhỏ sẽ thơm hơn.

Được biết, rượu đinh lăng có tác dụng tăng cường sức dẻo dai, nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Những người tập luyện thể thao hay gym có thể dùng loại rượu này để nâng cao thể trạng mỗi ngày thông qua việc kết hợp với rượu đinh lăng một lượng vừa đủ hay qua xao phơi uống nước sắc khoảng 30 phút hàng ngày.

Hơn nữa, sử dụng nước sắc từ rễ đinh lăng khô có tác dụng kích thích chở dạ con, tiết sữa đối với phụ nữ đang mang thai.

Rượu đinh lăng ngăn ngừa hiện tượng mệt mỏi, căng thẳng, ăn ngon, ngủ ngon và tăng khả năng lao động, làm việc bằng trí óc. Điều này đã được chứng minh.

Tac dung cua ruou dinh lang 2

Rượu đinh lăng giúp ngăn ngừa hiện tượng mệt mỏi, căng thẳng

Sử dụng rượu đinh lăng giúp tăng cường trí nhớ, minh mẫn đầu óc và tỉnh táo.

Rễ đinh lăng là nơi tập trung saponin nhiều nhất. Rễ đinh lăng màu vàng trắng, khi phơi đi rất ngót. Phần lõi gỗ trong rễ nhỏ và có giá thành khá cao. Việc dùng rễ đinh lăng để ngâm rượu hay sắc thuốc bồi bổ cơ thể giúp chữa các bệnh về xương, khớp.

Cách ngâm rượu đinh lăng

Nguyên liệu:

Củ đinh lăng

Rượu trắng (nên chọn loại rượu trắng có nồng độ cồn từ 38 - 42 độ)

Bình thuỷ tinh

Cách ngâm:

Đinh lăng tươi

Củ đinh lăng đem rửa sạch, để ráo nước rồi đem phơi khô trong bóng râm.

Rửa sạch bình thuỷ tinh rồi tráng qua nước sôi đem phơi khô.

Xếp đinh lăng vào bình thủy tinh rồi cho rượu vào theo tỷ lệ 1kg của đinh lăng với 6 - 7 lít rượu. Đậy kín nắp, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng. Khoảng 6 tháng là có thể lấy dùng.

Tac dung cua ruou dinh lang 3

Cách ngâm rượu đinh lăng tốt cho sức khoẻ

Đinh lăng khô

Củ và rễ đinh lăng mua về rửa sạch rồi thái lát, đem phơi khô khoảng 6 - 7 nắng.

Cho đinh lăng khô vào chảo nóng rang khoảng 5 phút.

Bình thủy tinh rửa sạch, tráng nước sôi, phơi khô.

Xếp đinh lăng vào bình thủy tinh rồi cho rượu vào theo tỷ lệ 1kg của đinh lăng với 9 - 10 lít rượu. Đậy kín nắp, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng. Khoảng 3 tháng là có thể lấy dùng.

Cách dùng:

Uống rượu đinh lăng ngày 2 lần trong bữa ăn. Mỗi lần uống từ 1 - 2 chén nhỏ.

Một số lưu ý khi sử dụng rượu đinh lăng

Do thành phần saponin có nhiều trong củ đinh lăng và các chất này có tính phá huyết làm vỡ hồng cầu, vì vậy chỉ dùng khi cần thiết, phải dùng đúng liều đúng cách. Không nên dùng rễ cây đinh lăng với liều cao, sẽ bị say thuốc,  xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa và tiêu chảy.

Tac dung cua ruou dinh lang

Tác dụng của rượu đinh lăng. Saponin trong rễ đinh lăng có hàm lượng cao có tính phá huyết nên dùng đúng liều lượng

Đặc biệt, khi sử dụng rễ cây đinh lăng phải dùng những cây đã có từ 3 đến 5 tuổi trở lên.

Không sử dụng rượu hay các sản phẩm có nguồn gốc từ đinh lăng trước khi đi ngủ buổi tối sẽ gây hưng phấn và kích thích thần kinh làm khó ngủ

Hiện nay, tuỳ vào mục đích sử dụng và điều kiện kinh tế của người dùng để lựa chọn những dòng củ có giá thành khác nhau. Một số gia đình đã thuê thợ điêu khắc, đục đẽo thành hình con Rồng, Phượng, ông Phúc, Lộc, Thọ... để trưng bày.

comment Bình luận

largeer