Chuyên gia khuyến cáo những biện pháp cần thực hiện để phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Salmonella
Vậy khuẩn này là gì? Dấu hiệu nhận biết cơ thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella gì? Làm sao để chúng ta có thể phòng tránh?
Dưới đây, là những giải đáp chi tiết của PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế về những câu hỏi này.
Bệnh nhiễm khuẩn Salmonella (ngộ độc thực phẩm) là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến lớp niêm mạc của ruột non, xảy ra khi vi khuẩn Salmonella xâm nhập vào cơ thể.
(Ảnh minh hoạ)
Hầu hết các trường hợp ngộ độc nhẹ có thể tự khỏi mà không cần điều trị, nhưng trong một số trường hợp nặng hơn, người bị ngộ độc cần phải được cấp cứu. Trong một số trường hợp, tình trạng tiêu chảy do nhiễm khuẩn Salmonella có thể gây mất nước nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế kịp thời để tránh tử vong. Các biến chứng có nguy cơ đe dọa tính mạng cũng có thể phát triển nếu tình trạng nhiễm trùng lan ra ngoài ruột.
Các triệu chứng của nhiễm vi khuẩn salmonella
Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm Salmonella thường xuất hiện nhanh chóng, trong vòng 8 -72 giờ sau khi ăn hoặc uống nước bị nhiễm Salmonella. Các triệu chứng điển hình trong giai đoạn cấp tính bao gồm:
Đau bụng co thắt
Ớn lạnh
Tiêu chảy
Sốt
Đau cơ
Buồn nôn, nôn
Dấu hiệu mất nước (như nước tiểu có màu sẫm, khô miệng và mệt rã người)
Đôi khi khi phân cũng có thể có máu.
Trẻ em có thể bị mất nước nghiêm trọng chỉ trong 1 ngày và đe dọa đến tính mạng.
Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Salmonella
Diệt vi khuẩn Salmonella bằng kháng sinh. Những thuốc kháng sinh thường dùng là chloramphenicol, ampicillin với liều lượng thích hợp để tránh biến chứng truỵ tim mạch vì thuốc diệt vi khuẩn làm giải phóng ra quá nhiều nội độc tố. Tuy nhiên, ngày nay cũng đã xuất hiện những chủng Salmonella đề kháng với các kháng sinh trên, vì vậy cần làm kháng sinh đồ để chọn kháng sinh thích hợp.
Những biện pháp cần thực hiện để phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Salmonella
Để phòng ngừa nhiễm khuẩn Salmonella, chúng ta cần đặc biệt lưu ý trong vấn đề giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, cụ thể:
- Rửa trái cây và rau dưới vòi nước chảy.
- Rửa tay thật sạch với xà phòng trước và sau khi xử lý, chế biến thực phẩm.
- Vệ sinh dụng cụ chế biến, dụng cụ ăn cũng như không gian nhà bếp định kỳ.
- Không ăn tiết canh, không ăn thịt tái.
- Thức ăn nấu để dành cần nấu chín, để nguội và sau đó cho vào tủ lạnh ngay, tối đa là trong vòng 4 giờ đồng hồ sau khi nấu xong.
- Đun sôi thức ăn trước khi ăn là biện pháp tốt nhất. Thịt đã ướp lạnh thời gian đun nấu phải kéo dài hơn bình thường, khi đun phải đảm bảo nhiệt độ sôi cả bên trong miếng thịt nên với các thực phẩm trong gia đình phải đun sôi ít nhất 5 phút. Tuỳ theo loại thực phẩm mà thời gian đun sôi có thể phải kéo dài hơn.Thức ăn còn thừa, thức ăn dự trữ phải đun lại trước khi ăn.
- Thực phẩm nên được bảo quản trong tủ lạnh. Trong bảo quản thực phẩm: Đảm bảo thời gian cất giữ thức ăn đã chế biến và các nguyên liệu (chú ý nhất đối với các loại thịt hay gây ra ngộ độc như thịt băm, patê). Thịt nghiền mà không ướp lạnh ngay sau đó sẽ tạo điều kiện cho toàn bộ khối nguyên liệu đó nhiễm trùng mau chóng.
- Khi ăn ở các quán ăn ngoài đường, cần chú ý tránh các quán có môi trường ẩm thấp, bụi bẩn, bàn ghế, đũa muống không sạch sẽ.
- Đối với gia súc và gia cầm: Trong chăn nuôi cần chú ý đề phòng bệnh tật cho chúng. Phải kiểm tra thú y khi giết súc vật, điều này càng làm tốt thì càng ít có cơ hội bán hoặc xuất ra các loại thịt đã nhiễm Salmonella. Trong khi giết thịt phải đảm bảo tính riêng rẽ, tránh sự lây lan của vi khuẩn, chú ý tới các loại dụng cụ dùng khi giết thịt.
- Bảo đảm vệ sinh nơi ăn, tránh ruồi nhặng, chuột. Giám sát chế độ vệ sinh nơi ăn uống công cộng, vệ sinh dụng cụ và vệ sinh nhân viên thường xuyên.
- Thực hiện nghiêm ngặt chế độ khám tuyển trước khi vào và khám định kỳ (một năm 1 lần) đối với người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm nhất là thức ăn đã chín. Nếu phát hiện người có bệnh hoặc người lành mang trùng phải cho cách ly và điều trị ngay cho tới khi khỏi hoàn toàn (xét nghiệm âm tính). Nếu còn mang trùng kéo dài cho chuyển công việc khác.
- Ngoài ra, hiện nay đã có vaccine phòng bệnh thương hàn, thường được chỉ định cho những người có nguy cơ phơi nhiễm cao như người bệnh suy giảm miễn dịch hoặc các nhân viên y tế phải thường xuyên tiếp xúc với nguồn bệnh.
PGS.TS Nguyễn Huy Nga - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm