Có bầu uống nước mía được không

Nước mía là loại đồ uống dân dã, lành tình, tốt cho sức khỏe con người. Với 70% là đường, nước mía được xem là thức uống giàu năng lượng cho phụ nữ mang thai.
19/04/2018 09:59

Nước mía là gì?

Nước mía là loại đồ uống giải khát được ép từ cây mía. Đây là loại đồ uống được dùng phổ biến ở các nước Đông Nam Á, một số nước châu Á và châu Mỹ Latinh. Nước mía được ưa chuộng bởi có tác dụng giải nhiệt với giá thành rất rẻ.

Để tăng thêm hương vị cho loại đồ uống này người ta thường cho thêm vào đó một quả quất xanh (người miền Nam gọi là quả tắc). Ở một số quốc gia khác cho thêm vào nước mía một chút dứa hoặc nước cam để dậy mùi thơm và dễ uống hơn.

Do nước mía thơm ngon, nhiều đường nên thường hấp dẫn các loại côn trùng. Thêm nữa, tình trạng chế biến nước mía không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khiến nhiều người cảm thấy lo ngại khi mua nước mía ở ngoài hàng quá về uống.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận giá trị mà nước mía mang đến cho con người. Theo kinh nghiệm dân gian, dùng nước mía giúp bồi bổ sức khỏe. Cụ thể, dùng nước mía pha với gừng tươi uống vào chữa chứng nôn mửa, nôn khát hiệu nghiệm. Ngoài ra, nước mía còn có tác dụng chữa các bệnh lý về đường hô hấp, ho khan, ra mồ hôi trộm…

Empty

Có bầu uống nước mía được không? Nước mía là loại đồ uống rất lành và sạch

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong nước mía có chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác nhau. Đặc biệt 70% nước mía là đường có tác dụng bổ sung năng lượng thiết yếu cho cơ thể.

Một số tác dụng đáng quan tâm của nước mía:

- Uống nước mía chống mệt mỏi: trong nước mía có chứa hàm lượng đường glucose dồi dào giúp bổ sung năng lượng, chống lại sự tấn công của nắng nóng. Nước mía có thể sử dụng thay cho các loại nước tăng lực. Các chuyên gia khuyến khích người dân nên dùng nước mía để ngăn chặn sự phát triển của bệnh tiểu đường.

- Nước mía còn có tác dụng chữa bệnh vàng da. Nếu uống hai ly nước mía với chanh và muối thường xuyên giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục, cung cấp năng lượng cho cơ thể.

- Uống nước mía giúp phòng chống ung thư: nước mía có tình kiềm do chứa hàm lượng các khoáng chất như canxi, magie, sắt, mangan cao nên có thể ngăn chặn sự phát triển của các loại ung thư, nhất là ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.

- Ngăn ngừa sỏi thận: nước mía còn giúp thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa sự hình thành sỏi trong thận.

- Uống nước mía giúp giải độc gan: với hàm lượng chất chống oxy hóa cao, nước mía giúp chống viêm nhiễm và tăng cường các hoạt động của hệ miễn dịch. Chúng giúp bảo vệ gan và góp phần kiểm soát sắc tố da cam. Ngoài ra, uống nước mía còn có tác dụng phòng ngừa sâu răng, hạn chế hôi miệng.

- Uống nước mía ngăn ngừa mụn, làm đẹp da: trong nước mía có chứa các loại axit alpha hydroxy – đây là dưỡng chất da sáng khỏe, ngăn mụn, giảm sưng tấy, ngăn lão hóa, dưỡng ẩm…

- Uống nước mía còn giúp đẩy lùi cảm cúm, viêm họng hiệu quả.

Có bầu uống nước mía được không?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, nước mía là ngôi nhà lưu trữ tất cả các dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai. 70% dưỡng chất trong nước mía là đường tự nhiên, ngoài ra còn có nhiều protein, chất béo, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và gần 30 loại a-xít hữu cơ khác. Nên đây được xem là thức uống lý tưởng dành cho phụ nữ mang thai.

Lượng đường dồi dào trong nước mía có tác dụng bổ sung thêm nước và cung cấp năng lượng giúp cơ thể bớt mệt mỏi. Đồng thời giúp tinh thần của mẹ bầu trở nên phấn trán hơn. Một ly nước mía mát vào mùa hè giúp bà bầu giảm bớt cơn nóng trong hiệu quả.

Theo dân gian Việt Nam, bà bầu mang thai 3 tháng đầu uống nước mía có tác dụng chữa ốm nghen hiệu quả. Một số ông chồng chữa ốm nghén cho vợ bằng nước mía theo cách: hòa nước mía nguyên chất cùng với một ít gừng tươi đập nát, chia thành nhiều lần trong ngày cho vợ uống như vậy sẽ giảm tình trạng nôn khan hiệu quả.

Nước mía còn giúp bà bầu ngăn ngừa nguy cơ táo báo trong những tháng giữa thời kỳ mang thai. Bởi trong nước mía có chứa hàm lượng kali cao giúp điều trị táo bón hiệu quả và ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày cho bà bầu.

Empty

Bà bầu nên uống nước mía trong thời kỳ dưỡng thai

Bên cạnh đó, nước mía chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu. Mặt khác thúc để hình thành cơ chế chống lại gốc tự do gây bệnh ung thu.

Với thai nhi, nước mía cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao mà cơ thể thai nhi và cơ thể mẹ bầu không thể tự tổng hợp được. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi lần bà bầu nên dùng khoảng 200ml nước mía, dùng 2 ngày/lần. Trong tháng cuối thời kỳ dưỡng thai có thể dùng đều đặn mỗi ngày 1 ly.

Mặc dù là loại thức uống rất tốt cho sức khỏe con người nhưng bà bầu cần sử dụng đúng cách, tránh lạm dụng uống quá nhiều nước mía để ảnh hưởng đến sức khỏe và thai  nhi. Theo chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu không nên uống nước mía vào buổi tối và buổi sáng. Bởi nước mía có thể làm lạnh bụng khiến bà bầu cảm thấy khó chịu.

Mặt khác cũng không nên uống quá nhiều nước mía. Bởi trong nước mía có nhiều đường dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Thêm nữa, không uống nước mía khi đang dufg thực phẩm chức năng; không bảo quản nước mía trong tủ lạnh. Ngoài ra, bà bầu đi ngoài trời nắng nóng cũng không nên uống ngay nước mía quá lạnh vì mẹ dễ bị bệnh viêm họng, cảm cúm, sốt hơn.

comment Bình luận

largeer