Có bầu ăn mía được không

Có bầu ăn mía được không? Mía là một loại đồ ăn có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe bà bầu và thai nhi. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị bà bầu không nên sử dụng mía làm thực phẩm ăn tráng miệng chủ đao hàng ngày.
26/02/2018 09:50

Giá trị dinh dưỡng của mía

Mía được xếp vào nhóm cỏ sống lâu năm, có thân mập, chia đốt, chứa nhiều đường, cao từ 2 – 6m. Mía được trồng chủ yếu để thu hoạch sản xuất đường. Trong cuộc sống hàng ngày, mía được dùng để ép nước uống hoặc ăn tráng miệng.

Các nghiên cứu đã chỉ ra, trong thân mía có chứa hàm lượng cao polyphenol – đây là dinh dưỡng thực vật mạnh mẽ có tác dụng chống oxy hóa. Mía cũng chứa hàm lượng cao các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như: kali, canxi, mangan, magie, sắt… cùng các amino axit cần thiết giúp đốt cháy chất béo và tạo cơ bắp.

Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định, nước mía là loại nước uống lành tính và rất tốt cho cơ thể. Bởi uống nước mía có khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu.

Co bau an mia duoc khong (1)

Có bầu ăn mía được không? Ăn mía có lợi cho sức khỏe

Về mặt kinh tế, thân mía chứa khoảng 80 – 90% nước dịch, trong nước dịch đó có chứa khoảng 18% đường. Vì vậy, vào mùa thu hoạch người ta có thể sử dụng mía làm nước ép hoặc chiết xuất được. Giá trị dinh dưỡng từ đường được chiết xuất từ mía cao hơn rất nhiều so với đường công nghiệp, đường hóa học.

Như đã chia sẻ, trong mía có chứa hàm lượng cao sắ và các viatmin như A, C, B1, B2, B3, B5, B6 cùng các hợp chất chống oxy hóa nên có tác dụng tăng cường sức khỏe và vóc dáng.

Uống nước mía hoặc ăn mía vào mùa hè có tác dụng chống mệt mỏi, cũng cấp nguồn năng lượng dồi dào để giải tỏa cơn khác. Nước mía có thể sử dụng thay nước tăng lực vào mùa hè.

Có thể bạn chưa biết, ăn mía còn có khả năng ngăn chặn bệnh tiểu đường hiệu quả, Bởi trong mía có thành phần ngăn chặn sự gia tăng lượng đường huyết và cholesterol xấu trong máu.

Mặt khác, nhiều nghiên cứu chỉ ra, ăn mía thường xuyên giúp chống lại một số loại ung thư. Đồng thời giúp giải độc gan, bảo vệ thận, hỗ trợ hệ tiêu hóa, chống sâu răng, ngăn ngừa mụn và làm đẹp da.

Có bầu ăn mía được không?

Mía được xem là một trong những lựa chọn an toàn hàng đầu cho những bà bầu bị nghén ngọt. Theo quan niệm dân gian, mía được xem là loại đồ ăn vặt sạch nhất, không bao giờ sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. Trên thực thế, nhiều người khẳng định bà bầu ăn mía có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tranfgm chống táo bón hiệu quả.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong thời kỳ mang thai, bà bầu có thể ăn mía hoặc uống nước mía. Tuy nhiên, bà bầu không được lạm dụng việc ăn mía để tăng cường sức khỏe. Mía chỉ được ăn theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và không nên biến mía trở thành thực phẩm chủ đạo hàng ngày.

Song cũng không thể phủ nhận giá trị dinh dưỡng mà mía mang đến cho bà bầu, Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu trong 3 tháng đầu thời kỳ mang thai có thể ăn mía để cải thiện tình trạng ốm nghén. Đồng thời, cũng có thể ăn mía để tăng cường chất chống oxy hóa trong cơ thể, Từ đó giúp tăng sức đề kháng, phòng chống virus gây cảm cúm ở bà bầu.

Co bau an mia duoc khong (2)

Có bầu ăn mía được không? Bà bầu nên ăn mía theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng

Không chỉ chứa chất xơ, trong mía còn chứa hàm lượng tương đối cao chất kali. Vi chất này khi đi vào cơ thể có thể giúp bà bầu ngăn chặn các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa. Đồng thời giúp điều trị hiệu quả bệnh táo bón, trĩ…

Việc làm sạch răng miệng khi mang thai là vô cùng quan trọng với bà bầu, bởi 90% các loai vi khuẩn lây qua đường răng miệng và làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Trong mía có chứa nhiều khoáng chất giúp làm sạch răng miệng, thong mát vòm họng và chống sâu răng.

Nếu bà bầu muốn chăm sóc làn da trong thời kỳ mang thai thì nên tăng cường ăn mía. Việc ăn mía giúp bà bầu giải quyết các vấn đề da, do chất axit alpha hydroxyl có tác dụng chống lão hóa da.

Tuy nhiên, khi ăn mía bà bầu cũng cần đảm bảo rằng mình đang ăn mía tươi, mía đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không nên ăn mía đã để quá lâu.

Mặt khác, không nên ăn mía quá nhiều mỗi ngày. Tốt nhất bà bầu chỉ nên ăn 3 – 4 lần/tuần. Việc ăn với mức độ vừa phải như vậy giúp bà bầu không bị tiểu đường và tăng cân. Ăn mía với mức độ vừa phải còn giúp chống lại tình trạng đầy bụng, tiêu chảy.

Có thể thấy, mặc dù mía chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe, song dưới góc độ y học các bác sĩ vẫn khuyến nghị bà bầu nên có chế độ ăn mía phù hợp. Bên cạnh đó nên tăng cường ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều dinh dưỡng khác như rau xanh, trái cây, thịt đỏ…

comment Bình luận

largeer