Có nên cho trẻ ăn dặm sớm không?

Làm cha mẹ khi nhìn thấy bé yêu ốm yếu chậm tăng cân thì khó tránh khỏi tình trạng lo lắng, nóng ruột. Tuy nhiên liệu rằng như vậy thì có nên cho bé ăn dặm sớm để bổ sung thêm dưỡng chất hay không?
21/04/2018 16:22

Những nguy hại nếu cho trẻ ăn dặm sớm

Ngày nay nhiều người mẹ lại quyết định cho con ăn dặm sớm có thể là từ quyết định của chính mình và cũng có khi từ sức ép của những ngườ lớn tuổi. Người xưa thường hay quan niệm cho ăn sớm để bé khỏe, cứng cáp hơn và thường lấy những ví dụ minh họa cụ thể thằng này, con kia ăn dặm sớm giờ vẫn lớn khỏe mạnh ầm ầm.

Nhiều người cho bé ăn dặm trước 4 tháng tuổi và nghĩ rằng nấu nước cháo loãng, nước cơm thì dễ tiêu hóa nên có thể cho ăn sớm được. Tuy nhiên việc làm này là hoàn toàn sai lầm vì lúc này hệ tiêu hóa của bé còn rất non yếu không thể nào tiết ra được những loại enzyme có thể tiêu hóa được những loại thức ăn này.

co nen cho tre an som khong

Có nên cho trẻ ăn dặm sớm không? Những bé ăm dặm sớm trông khá bụ bẫm nhưng lại rất dễ bị thiếu chất

Chính vì vậy mà trẻ rất dễ bị chướng bụng, đi ngoài phân sống, tiêu chảy, gây rối loạn tiêu hóa. Bé sẽ không hấp thu được những chất dinh dưỡng khác có trong sữa mẹ lại càng làm cho bé còi cọc thêm.

Những bé ăm dặm sớm trông khá bụ bẫm nhưng lại rất dễ  bị thiếu chất. Nói có vẻ khó tin nhưng thực tế khi cho trẻ ăn bột sớm gây cảm giác no bụng, bé sẽ ít bú lại trong khi bột không thể nào cung cấp đủ tất cả các dưỡng chất như trong sữa mẹ. Chính vì vậy mà bé ăn bột dễ tăng cân nhưng không khỏe.

Thời điểm cho trẻ ăn dặm hợp lý

Bác sĩ khuyến cáo chỉ nên cho trẻ ăn dặm bé đủ 6 tháng tuổi vì khi đó hệ tiêu hóa đã hoàn thiện và cơ thể đã có thể tiết ra những enzyme tiêu hóa được những loại thực phẩm khác sữa. Những bé sinh non tháng thì nên cho ăn chậm hơn tính theo ngày dự sinh đúng của bé.

Đây là những biểu hiện cho thấy bé yêu của bạn đã sẵn sàng cho việc ăn dặm và bạn có thể cho bé khám phá thế giới thực phẩm phong phú bên ngoài. Khi bé đã có thể ngồi tựa lưng vững vàng dễ dàng cho việc nuốt thức ăn.

Khi người lớn ăn bé nhìn chăm chú và đưa lưỡi ra nhiều lần, chắp nuốt hoặc là khi bạn cho bé bú nhiều nhưng bé vẫn có vẻ còn đói và quấy khóc.

Khi cho muỗng bột vào miệng thì lưỡi và miệng của bé đã có sự kết hợp nuốt thức ăn nhuần nhuyễn, không nhè ra ngoài là bé đã có thể ăn dặm được.

Việc cho trẻ ăn dặm quá sớm hay quá muộn đều không tốt. Vì vậy bạn cần phải cho bé ăn dặm đúng thời điểm để giúp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

Nguyên tắc cho trẻ ăn dặm

1. Bắt đầu và kết thúc chuẩn

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ nên cho trẻ ăn dặm đúng cách từ 6 tháng tuổi và kết thúc khi bé 24 tháng tuổi. Vì kéo dài thời gian ăn dặm có thể khiến bé chậm nhai, chậm lớn.

2. Ăn từ ít đến nhiều

Ban đầu, mẹ lưu ý cho trẻ ăn dặm đúng cách bằng muỗng nhựa mềm để tránh làm tổn thương nướu răng của bé và nên bắt đầu với một lượng vừa đủ. Một khi bé đã quen với chế độ dinh dưỡng mới, mẹ có thể tăng dần lượng thực phẩm.

co nen cho tre an som khong.jpg 1

Có nên cho trẻ ăn dặm sớm không? Mẹ nên cho trẻ ăn dặm đúng cách từ 6 tháng tuổi và kết thúc khi bé 24 tháng tuổi

3. Từ ngọt đến mặn

Khi mới tập cho trẻ ăn dặm đúng cách, mẹ nên bắt đầu với những thực phẩm có vị ngọt như táo, chuối, khoai lang rồi mới cho bé thử đến các loại rau, thịt cá. Mẹ tránh nêm muối, bột ngọt hay bột nêm vào thức ăn của con nhé.

4. Làm quen với thực phẩm mới trong 3-5 ngày

Đây là cách giúp phát hiện bé có dị ứng với thực phẩm hay không. Sau thời gian này, nếu bé không có biểu hiện lạ, mẹ có thể cho bé thử món khác.

5.Chú ý bổ sung sắt

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên rất cần được bổ sung sắt vì lượng sắt trong sữa mẹ lúc này không còn đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Vì thế, mẹ cần cho trẻ ăn dặm đúng cách với các thực phẩm chứa nhiều chất sắt như thịt đỏ, trứng, đậu, rau củ đậm màu… Đặc biệt, đối với các loại bột ăn dặm, mẹ cũng nên chọn cho bé loại có hàm lượng sắt cao.

comment Bình luận

largeer