Dấu hiệu trẻ tự kỉ các bà mẹ nên biết

Tự kỷ là một hội chứng rối loạn phát triển ở trẻ em và hiện nay nó đang ngày càng có xu hướng gia tăng từ nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho các bậc cha mẹ không khỏi lo lắng. Vậy làm cách nào để biết được con mình có bị tự kỷ hay không?
21/04/2018 00:20

Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ tự kỷ

Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ biểu hiện từ rất sớm chỉ cần bạn tinh ý là có thể nhận ra ngay. Tuy nhiên do nhiều bà mẹ lại chủ quan hoặc không có nhiều am hiểu về lĩnh vực này nên không thể nào phát hiện ra được việc đó.

Vào giai đoạn trẻ chỉ mới 2 tháng tuổi nếu như trẻ bình thường sẽ bắt đầu hóng chuyện, nhìn vào mặt chúng ta và ê a cười vui vẻ. Đối với trẻ tự kỷ thì việc này hầu như rất mờ nhạt hoặc thậm chí là không có.

Tuy nhiên đó mới chỉ là bước khởi đầu chứ chưa khẳng định được gì. Khi đến những tháng lớn hơn khoảng 10 đến 12 tháng tuổi mà bạn thấy trẻ thu mình, chơi một mình không quan tâm đến người khác hoặc mọi thứ xung quanh. Không chơi chung với các bé khác, chỉ chăm chú vào một món đồ chơi duy nhất và không chơi được trò chơi bắt chước với người khác.

dau hieu tre bi tu ky

Khi trẻ lớn hơn khoảng 18 tháng mà bạn vẫn thấy trẻ chơi một mình, không tương tác với bạn, không nhìn vào mắt, không chỉ tay cho bạn biết vật gì đó trẻ hứng thú hay trẻ cần. Về ngôn ngữ có thể trẻ sẽ không nói. Có những hành động bất thường với đồ chơi như ngồi quay bánh xe của xe đồ chơi cả tiếng đồng hồ không chán.

Khi trẻ lớn hơn sẽ còn rất nhiều biểu hiện như hay cáu gắt, tự làm tổn thương mình, đánh không đau, chạy ra ngoài đường không biết nguy hiểm, rối loạn vị giác…

Chính vì vậy mà khi phát hiện bé của bạn có những biểu hiện này thì nên đưa bé đến ngay các phòng khám chuyên khoa để được kết luận chính xác.

Phân loại tự kỉ

Tự kỷ điển hình: xuất hiện trước 3 tuổi ở cả 3 lĩnh vực nói trên.

Tự kỷ không điển hình: xuất hiện sau 3 tuổi, không đủ cả 3 lĩnh vực.

Tự kỷ chức năng cao: biết chữ số sớm, trí nhớ máy móc tốt nhưng kém giao tiếp và tương tác xã hội.

Hội chứng phân rã ở trẻ nhỏ: bình thường trước 3 – 4 tuổi, sau đó xuất hiện các dấu hiệu tự kỷ mức nặng.

Nguyên nhân dẫn đến trẻ mắc chứng tự kỷ

Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của hội chứng tự kỷ là do đâu nhưng các nhà khoa học đã tìm ra sự phát triển não bộ của trẻ tự kỷ và trẻ bình thường có sự khác nhau.

Chính vì vậy mà nguyên nhân là do bẩm sinh khi mang thai chứ không phải sinh ra mới bị. Nếu như người mẹ mang thai bị nhiễm virut, nhiễm độc, stress quá nặng… hoặc trong quá trình sinh con bị ngạt, sang chấn do can thiệp sản khoa, sinh non cũng dễ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ và làm cho trẻ mắc phải hội chứng này.

dau hieu tre bi tu ki

Hội chứng này không có cách chữa trị khỏi nhưng hiện nay các phương pháp can thiệp sớm hoàn toàn có thể giúp cho các bé hoàn nhập tốt giống như trẻ bình thường. Vì vậy mà các bậc cha mẹ hãy chú ý theo dõi con mình thật kỹ kịp thời phát hiện dấu hiệu khả nghi, đưa đi khám ngay để tìm ra phương pháp can thiệp càng sớm thì hiệu quả càng cao.

Phụ huynh cần làm gì khi trẻ bị tự kỉ

  • Chơi và dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi. Ít nhất 3 giờ/ngày.
  • Đi lớp, hạn chế xem tivi.
  • Gọi tên, nhìn mắt, nhìn theo tay chỉ, gây sự chú ý của trẻ, tạo nhu cầu cho trẻ.
  • Dạy trẻ chỉ ngón trỏ vào bộ phận cơ thể, đồ vật, tranh ảnh.
  • Dạy cử chỉ giao tiếp: chào, ạ, xin, bye, bắt tay, hoan hô,…
  • Dạy cách chơi đồ chơi và chơi với người khác: chi chành, ú oà, kiến bò,…
  • Bắt chước các động tác môi miệng, nét mặt, tiếng kêu con vật, đồ vật, từ đơn giản.
  • Nói ngắn, rõ, nhấn mạnh từ chính kèm theo cử chỉ, điệu bộ, tranh ảnh, đồ vật.
  • Giao tiếp bằng tranh để đổi lấy thứ trẻ cần (PECS).
  • Sai việc đơn giản, thực hiện mệnh lệnh.
  • Vận động tinh: xếp, ghép, vẽ tô, xâu, cắm, xé, cắt dán,…
  • Vận động thô: đi bộ, bò, lăn, nhảy, trượt, thể dục, đạp xe, lăn bóng, …
  • Kích thích cảm giác khác nhau vào da, cơ, khớp: mát xa, chải, xoa bóp, ép khớp…
  • Tự tập xúc ăn, cầm cốc, đi vệ sinh, mặc quần áo, đi dép, …
  • Khuyến khích trẻ chơi cùng trẻ khác.
  • Dứt khoát hành vi sai, lờ đi khi trẻ ăn vạ.
  • Luôn khuyến khích, động viên, khen ngợi với tiến bộ nhỏ nhất.
  • Hiện chưa có thuốc chữa khỏi tự kỷ mà chỉ có thuốc điều trị rối loạn đi kèm như tăng động, hung tính, động kinh,…
  • Mẹo chữa chảy dãi ở trẻ em
  • Cách chữa nghiến răng ở trẻ em hiệu quả
comment Bình luận

largeer