Có nên uống rượu khi đói không?

Uống rượu lúc đói bụng khiến lượng cồn hấp thụ vào trong dạ dày tăng gấp đôi. Đây chính là nguyên nhân khiến người uống nhanh bị say hơn, niêm mạc dạ dày bị tổn thương và gây cảm giác nôn nao, chóng mặt, hạ đường huyết.
29/05/2018 14:44

1. Có nên uống rượu khi đói không?

Trong hóa học, rượu là một hợp chất hữu cơ chứa nhóm –OH. Còn hiểu một cách đơn giản, rượu là tên gọi một nhóm các loại đồ uống có chứa cồn. Tùy thuộc vào từng nguyên liệu và cách sản xuất, rượu có những tên gọi khác nhau như: rượu trắng, rượu nếp, rượu vang, rượu Kim Sơn, rượi Voaka, rượu sim, rượu thuốc…

Rượu trắng được xếp vào nhóm rượu mạnh. Rượu này được chưng chất làm nóng một chất lỏng đã lên men, bay khỏi cồn thành hơi. Sau đó đóng kết lại dưới dạng chất lỏng. Rượu mạnh thường được làm từ chất hữu cơ có thể lên men để tạo ra cồn.

Theo nghiên cứu khoa học, rượu là chất gây nghiện làm ức chế hoạt động của não bộ và hệ thống thần kinh trung ương. Tuy nhiên, sản phẩm này vẫn được sử dụng tràn lan tại Việt Nam. Thậm chí  có người còn uống rượu ngay cả thời điểm vừa  ngủ dậy và bụng vẫn còn đói.

Một câu hỏi đặt ra: Có nên uống rượu khi đói không? Các chuyên gia y tế khuyến cáo tuyệt đối không nên uống rượu khi đói. Rượu chính là nguyên nhân kích hoạt việc sản xuất nước tiểu, gây mất nước dẫn đến triệu chứng: đau đầu, nhức đầu, khô miệng, giảm sự tập trung và dễ bị kích thích.

Empty

Có nên uống rượu khi đói không? Uống rượu khi đói có thể gây nên tình trạng xuất huyết dạ dày

Khi uống rượu nhiều, lượng đường trong máu giảm do cơ thể sản xuất quá nhiều insulin đáp ứng hàm lượng đường cao trong rượu. Rượu cũng kích thích dạ dày và làm gián đoạn giấc ngủ gây buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi vào ngày hôm sau khi thức dậy.

Đặc biệt, uống rượu khi đói có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho dạ dày. Bởi trong rượu có chất kích thích gây hại cho nội tạng, nhất là niêm mạc dạ dày. Khi cồn trong rượu đi vào dạ dày gây sót niêm mạc dạ dày, thậm chí là chảy máu niêm mạc dạ dày khiến tim đập nhanh, toát mồ hôi, buồn nôn, hạ đường huyết.

Khi đường huyết giảm xuống đột ngột và quá thấp sẽ khiến người uống rượu lâm vào tình trạng hôn mê, thậm chí là tử vong nếu cơ địa yếu và môi trường bên ngoài nóng nực.

Mức độ nguy hiểm của rượu đối với dạ dày cũng đã được các nhà nghiên cứu tiến hành thử nghiệm. Theo đó, những người thực hiện đã tiến hành thử nghiệm cách thức hấp thụ của rượu trên dạ dày rỗng. Bác sĩ Javid Abdelmoneim – người nghiên cứu đã uống một ly rượu vang trắng sau bữa ăn no và người bạn Natalie uống tương tự khi đói bụng.

Kết quả đo được với cồn 20 phút sau cho thấy lượng hấp thụ rượu vào dạ dày của Natalie là 44 mg/100 ml, gần gấp đôi bác sĩ Javid với chỉ số 23. Một giờ sau, kết quả dạ dày Natalie là 32 và bác sĩ Javid chỉ còn 15.

Như vậy chúng ta có thể thấy mức độ tàn phá quá kinh khủng của rượu đối với cơ thể khi uống đói, nhất là đối với dạ dày. Vậy nên các chuyên gia khuyến nghị tuyệt đối không nên uống rượu khi đói.

2. Cách giải rượu đơn giản tại nhà

Theo bác sĩ Nguyên Trung Nghiêm, Trung tâm chống độc – bệnh viện Bạch Mai: khi có người thân bị say rượu, cần áp dụng nguyên tắc sau:

- Đảm bảo thông thoáng đường hô hấp của người say rượu. Cho người say rượu nằm cao đầu, nghiêng sang 1 bên, tốt nhất là nghiên sang bên phải. Trong trường hợp đặc biệt thì nên cho họ nôn ra.

- Nếu người uống rượu tỉnh nhưng vẫn đau đầu, chóng mặt, buồn nôn thì có thể áp dụng một số bài thuốc giải rượu dân gian tại nhà như sau:

  • Giải rượu bằng gừng tươi

Theo nghiên cứu, gừng có tính ấm, chỉ chứa 2 – 3% tinh dầu cùng với nhiều hoạt chất khác có tác dụng lưu thông khí huyết, giảm nồng độ cồn trong máu. Cách giải rượu bằng gừng rất đơn giản:

- Thái lát mỏng củ gừng tươi (khoảng 60g) cho vào ly nước nóng.

- Để khoảng 1 – 2 phút sau đó cho người say rượu uống.

- Uống nước gừng tươi giúp giải rượu nhanh chóng, thông huyết và giảm nhức đầu.

  • Giải rượu bằng chanh hoặc quát

Chanh và quất có tác dụng tuyệt vời đối với việc giải rượu. Chỉ cần vắt chanh vào cốc nước sôi để nguội, khuấy đều và cho người say rượu uống là được. Nếu chua quá thì có thể cho thêm 1 ít đường hoặc cho thêm vài hạt muối để uống.

Empty

Có nên uống rượu khi đói không? Nước chanh pha thêm vài hạt muối có tác dụng giải rượu nhanh, hiệu quả

  • Giải rượu bằng atiso

Các nghiên cứu chỉ ra, trong atiso có chứa 6 chất trong nhóm polyphenol và 10 chất trong nhóm acid alcol cùng với flavonoid, các muối kim loại là K, Ca, Mg, vitamin C… có tác dụng giải rượu nhanh và bảo vệ gan, phục hồi chức năng gan.

Uống 1 ly atiso nóng giúp cơ thể toát mồ hôi và khiến rượu giảm co thắt hiệu quả. Cách làm rất đơn giản: bạn chỉ cần hòa 1 gói atiso vào 150ml nước ấm, khuấy đều và uống.

  • Giải rượu bằng cà chua

Cà chua có nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người. Cà chua cung cấp chất xơ giúp cho quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn. Mặt khác, cà chua còn chứa nhiều vi chất có lợi giúp cơ thể trao đổi chất nhanh hơn, an toàn hơn.

Các nghiên cứu gần đây còn chỉ ra, nước ép cà chua có tác dụng giải rượu hiệu quả. Nước ép cà chua giúp giảm nồng độ cồn trong cơ thể, kích hoạt các enzym chuyển hóa rượu, giúp bạn hạn chế say và tỉnh rượu nhanh hơn.

Cách làm rất đơn giản: trần 2 quả cà chua chín trong 250ml nước nóng khoảng 1 phút. Sau đó, tách vỏ và hột ra khỏi quả cà chua. Tiếp đó, cho cà chua vào máy xay sinh tốc xay, lọc lấy nước. Sử dụng nước đó cho người say rượu uống.

comment Bình luận

largeer