Mức tiêu thụ rượu, bia của người Việt đứng thứ 10 châu Á và thứ 29 thế giới

Theo thông tin từ Bộ Y tế, nếu tính riêng trong số nam giới trên 15 tuổi có sử dụng rượu, bia thì 1 người sẽ tiêu thụ trung bình đến 27,4 lít rượu nguyên chất. Đây là mức tiêu thụ rất cao, đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á/Tây Thái Bình Dương, đứng thứ 10 châu Á và đứng thứ 29 thế giới.
26/05/2018 08:53

Mức tiêu thụ rượu, bia của người Việt đứng thứ 10 châu Á và thứ 29 thế giới

Tuy lượng cồn tiêu thụ trung bình của Việt Nam mặc dù hơn so với thế giới không đáng kể 6,6/6,2. Tuy nhiên với tốc độ gia tăng sử dụng mới là vấn đề đáng lo ngại của Việt Nam. Mức tiêu thụ đồ uống có cồn bình quân đầu người Việt Nam (trên 15 tuổi) đã tăng từ 3,8 lít cồn/người/năm trong giai đoạn 2003 - 2005 lên tới 6,6 lít cồn/người/năm giai đoạn 2008 -2010, tức là đã tăng tới 74%. Trong khi, số lít cồn nguyên chất tiêu thụ bình quân của thế giới là 6,2 lít/người (2008-2010) mức độ tiêu thụ dường như không tăng trong 15 năm qua 6,12 (2003-2005).

 

Mức tiêu thụ rượu, bia của người Việt đứng thứ 10 châu Á và thứ 29 thế giới là kết luận của Bộ Y tế

Đó là những thông tin mà Bộ Y tế đưa ra tại hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp về dự án Luật Phòng, chống, tác hại rượu bia (RB) ngày 25/5. Hội thảo có sự tham dự của đại diện ban soạn thảo Luật PCTHRB, đại diện các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, rượu bia, các chuyên gia y tế và kinh tế.

Tại hội thảo, một số ý kiến cho rằng, chỉ có lạm dụng rượu, bia mới gây ra tác hại đối với sức khỏe và WHO đã đề ra chiến lược toàn cầu về giảm thiểu tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn. Tổ chức Y tế thế giới đã xác định không có ngưỡng an toàn của sử dụng RB vì thế không có ngưỡng cho sự “lạm dụng”.

Giải đáp vấn đề này, Ban soạn thảo Luật phòng, chống, tác hại RB cho hay, chiến lược toàn cầu là Chiến lược toàn cầu về giảm thiểu sử dụng đồ uống có cồn ở mức có hại không phải là lạm dụng.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Phòng chống Ung thư quốc tế, sử dụng rượu bia dù ít (12,5g cồn NC/ngày < 1 lon bia 330ml) vẫn có mối quan hệ nhân quả với 7 loại ung thư (vú, vòm họng, tế bào vảy thực quản, gan, dạ dày, đại tràng, trực tràng …) và có mối liên hệ với khoảng 30 loại ung thư khác (tụy, máu, tế bào bạch hầu, …)

Nhiều văn bản quy phạm sao chưa quản lý tốt?

Theo ý kiến của nhiều người, không cần thiết ban hành Luật Phòng, chống, tác hại RB bởi hiện nay hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định về sản xuất kinh doanh và sử dụng rượu bia khá đầy đủ, có tới 85 văn bản từ Luật, Nghị định, Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tư, … Tại sao có nhiều văn bản quy phạm pháp luật như vậy mà chưa quản lý tốt? Bên cạnh đó nếu Luật này ra đời thì sẽ không phù hợp với Luật quảng cáo, Luật Thương mại, …

Giải đáp khúc mắc này, Bộ Y tế cho hay, 85 văn bản liên quan đến hoạt động quản lý rượu, bia trong đó tính đến này chỉ còn 33 văn bản còn hiệu lực. Tuy nhiên các văn bản này chủ yếu điều chỉnh đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và xử phạt đối với rất ít các hành vi vi phạm liên quan đến rượu, bia. Do đó, còn một khoảng trống rất lớn các nội dung chưa được điều chỉnh đặc biệt là các quy định mang tính phòng ngừa các tác hại của rượu, bia vì vậy cần thiết phải có một luật quy định bao phủ các hoạt động kiểm soát giảm mức tiêu thụ rượu, bia; kiểm soát việc cung cấp rượu, bia; giảm tác hại của rượu, bia.

Bộ Y tế cũng khẳng định, dự thảo Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia có liên quan đến rất nhiều Luật chuyên ngành khác về thương mại, quảng cáo, giao thông… nên có một số quy định liên quan đến các Luật này. Mặc dù, các luật khác có quy định liên quan đến tác hại của rượu, bia nhưng lại chưa đáp ứng, chưa phù hợp với yêu cầu phòng, chống tác hại của rượu, bia nên các quy định này cần phải được điều chỉnh để bảo đảm tính thống nhất, đáp ứng yêu cầu về phòng, chống tác hại của rượu, bia, bảo vệ sức khỏe người dân, công đồng.

Trong khi đó, Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia là luật chuyên ngành về vấn đề này nên cần có những quy định đặc thù, thống nhất trong Luật này để tránh việc nội dung về phòng, chống tác hại của rượu, bia được quy định tản mạn, không thống nhất trong các Luật khác.

Về cơ sở pháp lý, việc một luật sửa nhiều luật đã được Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định. Đồng thời, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng quy định trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy pháp luật ban hành sau. Vì vậy, việc Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định một số vấn đề khác với các quy định tại các văn bản luật ban hành trước nhằm đáp ứng mục tiêu phòng, chống tác hại của rượu, bia là bảo đảm tính hợp pháp. Bên cạnh đó, điển hình như Luật Quảng cáo và Luật Thương mại quy định khác nhau về vấn đề quảng cáo rượu ( Luật Thương mại quy định cấm quảng cáo rượu trên 30 độ, luật Quảng cáo cấm rượu trên 15 độ) tuy nhiên vẫn được xây dựng và ban hành.

Chưa có quốc gia nào ban hành Luật phòng, chống tác hại RB

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, hiện nay chưa có quốc gia nào trên thế giới ban hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Có một số ít nước ban hành Luật Kiểm soát rượu, bia (Thái Lan) hoặc Luật về kiểm soát chất có cồn (Lithuania)…

Vì vậy, Việt Nam cần tăng cường tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật tới các nhà sản xuất và truyền thông nâng cao nhận thức hành vi sử dụng đồ uống có cồn có trách nhiệm, có văn hóa; không lạm dụng đồ uống có cồn, không nhất thiết phải ban hành thêm một luật nữa gây tốn kém nguồn lực và chưa tính toán được hiệu quả của có nó mang lại.

Phản biện lại vấn đề này, Bộ Y tế cho hay, tên gọi của luật của các quốc gia có thể khác nhau, nhưng mục đích lại giống nhau đó là góp phần giảm tiêu dùng rượu bia ở mức nguy hại và bảo vệ sức khỏe người dân và đều quy định các biện pháp giảm cung, giảm cầu và giảm tác hại.

Trong khu vực hiện nay, Lào (2017), Srilanka cũng đã ban hành Luật, Thailand (2008) Luật kiểm soát rượu bia, Singapore (2015) Luật về kiểm soát buôn bán và tiêu thụ rượu, bia.Việc chỉ tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tác hại của rượu bia là không có hiệu quả trong việc giảm tiêu dùng rượu bia ở mức nguy hại.

Do rượu, bia có thể gây nghiện nên không chỉ dùng biện pháp tuyên truyền mà còn phải thực hiện các biện pháp mạnh mẽ hơn nhằm hạn chế tính sẵn có rượu, bia để từ đó hạn chế việc tiếp cận và tiêu dùng.

comment Bình luận

largeer