Những loại rượu có nguy cơ gây ngộ độc cao

Những loại rượu có nguy cơ gây ngộ độc cao. Theo thống kê, từ năm 2013 – 2017 trong cả nước xảy ra 28 vụ ngộ độc rượu với 193 người. Trong đó có đến 34 người tử vong. Nguyên nhân chính gây ngộ độc là do uống các loại rượu: rượu trắng, rượu ngâm cây rừng, rượu chứa methanol, rượu ngâm củ ấu…
15/02/2018 13:11

Ngộ độc rượu dịp Tết nguyên đán tăng cao

Tết nguyên đán và mùa lễ hội xuân là thời điểm người dân tiêu thụ một lượng rượu cực lớn, trong đó có cả rượu nhập ngoại, rượu nội và rượu ngâm thuốc, ngâm động vật. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng ngộ độc rượu. Nhẹ thì phải đi cấp cứu, nặng thì dẫn đến tử vong.

Theo báo cáo của Bộ Công thương, thị trường Việt Nam sản xuất và tiêu thụ hơn 270 lít rượu/năm.  Người Việt thường bị ngộ độc do sử dụng rượu trắng, rượu chứa methanol, rượu ngâm cây rừng, rượu ngâm ủ ấu…

Empty

Những loại rượu có nguy cơ gây ngộ độc cao. Tình trạng ngộ độc rượu dịp Tết ngày càng tăng cao

Điều đáng lo ngại là tình trạng vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, kinh doanh, sản xuất rượu thị các hộ gia đình ngày càng trở nên phổ biến. Điều này dẫn đến các vụ ngộ độc rượu xảy ra với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Trong đó, Lai Châu, TP. Hà Nội là một trong số những địa phương có số lượng người bị ngộ độc rượu cao nhất trong năm 2017. Cụ thể, ở Hà Nội có hơn 40 người phải nhập viện do uống rượu có chứa methanol.

Theo Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm – Bộ Y tế - TS. Nguyễn Hùng Long cho biết: Trong giai đoạn từ năm 2013 – 2017, cả nước đã xảy ra 28 vụ ngộ độc làm 193 người ngộ độc, trong đó có đến 34 người chết.

Những loại rượu có nguy cơ gây ngộ độc cao

Ngộ độc rượu trắng

Rượu trắng hay rượu đế, rượu gạo, rượu chưng… là loại rượu được chưng cất từ ngũ cốc lên men làm một cách thủ công. Rượu trắng là sản phẩm được thình hành nhất trong ẩm thực Việt Nam. Rượu trắng còn được sử dụng để thờ tổ tiên trong những ngày lễ, tết.

Rượu trắng có thể được làm từ gạo tẻ, gạo nếp, gạo lứt, ngô hạt, sắn, hạt mít, hạt dẻ… Men để làm rượu được chế từ nhiều loại thảo dược khác nhau như: cam thảo, gừng, hồi, thạch bồ, bạch chỉ, xuyên khung, rễ ớt…

Empty

Rượu trắng được chưng cất có nồng độ cồn tùy theo yêu cầu của người sử dụng. Nếu rượu dùng để ngâm thuốc hoặc ngâm một thứ gì đó thì thường khá nặng. Rượu để uống sẽ được lấy nhẹ hơn. Ngoài ra, phần bỗng rượu được sử dụng cho gia súc, gia cầm ăn, nhất là cho lợn ăn sẽ rất nhanh béo.

Tuy nhiên theo thông tin từ trung tâm y tế dự phòng tỉnh Quảng Trị phối hợp cùng trung tâm y tế dự phòng Thị xã Đông Hà kiểm tra, giám sát và phát hiện có đến 90% mẫu rượu có nồng độ aldehyde và metanol vượt tiêu chuẩn.

Metanol và aldehyde là các sản phẩm phụ của quá trình lên men rượu. Khi hàm lượng của 2 chất này vượt quá nồng độ cho phép sẽ gây hại tới sức khỏe cho người sử dụng.

Từ năm 2013 – 2017, Bộ Y tế đã ghi nhận 2 vụ ngộ độc rượu trắng với 5 người 1 độc, trong đó có 1 người tử vong.

Rượu chứa methanol

Thông tin gần đây cho biết, từ năm 2013 – 2017, tại Việt Nam có 7 vụ ngộ độc rượu methanol. Trong đó có 106 người ngộ độc và 23 người tử vong.

Gần đây nhất là vụ ngộ độc rượu tập thể nghiêm trọng ở Lai Châu vào đầu tháng 2/2018. Theo đó, vụ ngộ độc đã làm 9 người chết, trên 30 người phải nhập viện cấp cứu. Đến cuối tháng 2/2018, phát hiện có 7 người ở Hà Nội cũng bị ngộ độc rượu methanol.

Theo trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai, methanol là loại rượu đơn giản nhất, chất lỏng không màu, dễ chát. Methanol tinh khiết có mùi thoang thoảng ngọt ở nhiệt độ môi trường xung quanh; methanol khô có mùi hăng, khó chịu.

Empty

Những loại rượu có nguy cơ gây ngộ độc cao, rượu chứa methanol dễ gây ngộ độc nhất

Người dân uống rượu có chứa methanol khi đi vào cơ thể chất này sẽ chuyển hóa thành axit citric và được xử lý thông tin qua gan. Mặt khác, mathanol có thể chuyển hóa thành formaldehyde và tiếp đến là oxy hóa thành axit formic rồi tấn công não bộ, mắt, dây thần kinh thị giác và các bộ phận mô mềm khác như thận và gan.

Theo bác sĩ bệnh viện Bạch Mai, chỉ cần 10ml methanol trộn vào đồ ăn là có thể gây ra tình trạng mù vĩnh viễn. Một người lớn có thể ngộ độ và phải đi cấp cứu khi uống 1ml dung dịch 100% là methanol.

Ngộ độc rượu ngâm thuốc

Rượu ngâm thuốc là một sản phẩm được rất nhiều người dân Việt Nam ưa chuộng. Rất nhiều người quan niện, rượu ngâm thuốc uống vào giúp tăng cường sức khỏe, tăng sinh lý… Tuy nhiên, dưới góc độc y học hiện đại, rượu ngâm thuốc không đúng cách, không sử dụng đúng cách có thể là mộ trong nhiều nguyên nhân gây ngộc độc rượu.

Đơn cử như vụ việc vào ngày 6/10/2017, khoa hồi sức cấp cứu – thận nhân tạo, bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh tiếp nhận và cấp cứu 7 trường hợp bị ngộ độc rượu ngâm thuốc bóp chân. Khi đưa vào nhập viện bệnh nhân trong tình trạng nôn mửa, chóng mặt, co giật vô cùng nguy kịch.

Empty

Tại trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai cũng ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân sau uống rượu ong toàn thân bị sưng phù,  ngứa ngáy. Theo thống ke,e rượu ngâm thuốc gây ra khoảng 5 vụ ngộ độc với 28 người nhiễm độc, trong đó có 1 người tử vong.

Vậy nên theo khuyến các của các chuyên gia, khi có nhu cầu sử dụng các loại rượu ngâm dược liệu nên tìm mua các loại dược liệu ở cơ sở đông y có tư cách pháp nhân và cần xin tư vấn từ các thầy thuốc đông y. Không nên tự sưu tầm các loại thảo dược để ngâm rượu.

Mặt khác, người dân cần uống với mức độ vừa phải để tránh tình trạng say xin, ngộ độc rượu gây nguy hiểm cho tình mạng.

Ngộ độc rượu ngâm củ ấu

Rượu ngâm củ ấu cũng là một loại rượu có thể gây ngộ độc cho người sử dụng. Theo thống kê, có khoảng 3 vụ ngộ độc rượu ngâm củ ấu từ năm 2013 – 2017, trong đó có 5 người mắc và 3 người tử vong. Mặc dù số vụ ngộ độc rượu ngâm củ ấu không quá nhiều song tỉ lệ tử vong lại rất cao.

Theo bác sĩ tại khoa Hồi sức tích cực và chống độc, bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Cạn thì trong năm 2017 bệnh viện có tiếp nhận và điều trị hàng chục ca ngộ độc rượu ngâm củ ấu. Cũng theo các bác sĩ, cây củ ấu thường mọc hoang, có vị cay tê, tính rất nóng, được dùng để chữa phong thấp, chân tay nhức mỏi,  bán thân bất toại. Vì thế chỉ được dùng để xoa bóp dưới dạng rượu thuốc rễ củ thái mỏng để ngâm rượu).

Empty

Những loại rượu có nguy cơ gây ngộ độc cao. Trong thành phần củ ấu cũng chứa chất kịch độc rất nguy hiểm

Nguyên nhân gây ngộ độc rượu củ ấu là do trong nó có chứa aconitin – đât là một chất độc nguy hiểm. Vậy nên, những người không biết mà cố tình uống rượu củ ấu có thể gây nguy hiểm cho tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Trước vẫn nạn ngộ độc rượu Tết như trên, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần uống rượu có chọn lọc, uống với mức độ vừa phải để tránh say xỉn, ngộ độ… Đồng thời, Bộ Y tế cũng đề nghị các bộ, ngành liên quan, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra các cơ sở, pha chế, kinh doanh rượu, trong đó tập trung vào rượu pha chế thủ công.

Tăng cường công tác phòng, chống ngộ độc methanol, tác hại của việc sử dụng rượu không ann toàn, không rõ nguồn gốc, không tem mác. Nếu người tiêu dùng sau khi uống rượu thấy xuất hiện có dấu hiệu lạ thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để khám và có phương pháp phòng tránh kịp thời.

comment Bình luận

largeer