Con người nhịn ngủ được bao lâu?

Theo thống kê, mỗi người chúng ta dành ra khoảng 1/3 cuộc đời để ngủ. Việc thiếu ngủ không chỉ gây ảnh hưởng tới khả năng nhận thức mà còn gây tác động xấu cho sức khỏe cũng như tinh thần.
15/04/2018 13:53

Tại sao con người cần phải ngủ?

Hiện nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho việc tại sao con người cần phải ngủ. Tuy nhiên, có 4 giả thiết được đưa ra:

Thứ nhất, các nhà khoa học cho rằng, ngủ cho phép cơ thể có thời gian để hồi phục các tế bào bị ảnh hưởng bởi những gốc tự do sau một ngày hoạt động. Người ta thấy rằng, trong lúc này một số gene sẽ được kích hoạt để thực hiện nhiệm vụ phục hồi cơ thể.

con nguoi nhin ngu duoc bao lau

Giấc ngủ có thể phục hồi các tế bào bị tổn hại bởi gốc tự do, sản phẩm của quá trình trao đổi chất

Thứ 2, giấc ngủ có vai trò bổ sung năng lương cho cơ thể sau một ngày dài tiêu thụ. Khi ngủ, các nhiên liệu  ATP (phân tử mang năng lượng) sẽ được vận chuyển tới nơi cần thiết. Chúng cung cấp cho tế bào hoạt động trong ngày và tạo thành sản phẩm là adenosine. Lượng ATP giảm, adenosine tăng cao sẽ báo hiệu cho cơ thể biết đã đến lúc đi ngủ.

Thứ 3, các nhà khoa học cho rằng, giấc ngủ là thời gian để dọn vệ sinh cho não bộ. Vào ban ngày, cơ thể sẽ tiếp nhận rất nhiều thông tin một cách liên tục. Điều này bắt não bộ phải liên tục tạo các synapse mới giúp các tế bào thần kinh có thể liên kết với nhau và tín hiệu có thể di chuyển thông suốt.  Do không gian trong não có giới hạn nên thời gian ngủ chính là lúc các synapse dư thừa được dọn dẹp và tổ chức lại, giúp não sẵn sàng cho một ngày làm việc tiếp theo.

Cuối cùng, khi ngủ não bộ sẽ giúp việc ghi nhớ và học tập được lưu giữ vào bộ nhớ lâu hơn.

Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, giấc ngủ giúp chúng ta duy trì được các khả năng nhận thức, giao tiếp, trí nhớ, tư duy sáng tạo và sự linh hoạt. Nói cách khác, ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và bảo vệ của não bộ.

Con người nhịn ngủ trong bao lâu?

Với những người bình thường, mất ngủ 1-2 ngày đã gây ra nhiều mệt mỏi khung khiếp. Tuy nhiên, việc con người có thể nhịn ngủ được bao lâu vẫn là một câu hỏi hơn. Bởi tùy vào khả năng mỗi người mà có những trường hợp không chợp mắt cả mấy chục năm vẫn khỏe.

BS Nguyễn Ý Đức cho biết, ngủ đầy đủ rất cần thiết để duy trì sức khoẻ thể chất và tinh thần. Nếu mất ngủ thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và tinh thần của con người. Tuy nhiên, con người cũng có những “ngưỡng đỏ” trong việc nhịn ngủ.

Nhiều sự việc đã được ghi nhận về hậu quả của việc mất ngủ. Có nhiều vụ phi công mê sảng sau 3 - 4 ngày không ngủ và khiến chiếc máy bay chiến đấu lao thẳng vào một vách núi. Hay tác động của việc thiếu ngủ cũng tương tự như say rượu đối với các tài xế xe tải.

Điều này cho thấy, việc thiếu ngủ mang lại những tác hại rất lớn cho con người. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp không ngủ mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Có một cậu bé 17 tuổi tên là Randy Gardner đã từng lập kỷ lục Guiness bằng cách không ngủ trong 11 ngày.

Các nhà khoa học cũng đã tiến hành thí nghiệm trên loài chuột. Họ làm cho chúng không ngủ và ghi lại những thay đổi trong cơ thể cũng như sóng não. Kết quả là không con chuột thí nghiệm nào sống quá 20 ngày. Cơ thể của những con chuột xảy ra hiện tượng đốt cháy calo quá mức trong khi chúng không hề vận động và vẫn được ăn uống.

Từ thí nghiệm trên, các chuyên gia đưa ra dự đoán, cơ thể con người không thể chịu đựng được quá 15 ngày không ngủ. Mặc dù vẫn ăn uống bình thường.

con nguoi nhin ngu duoc bao lau 2

Con người nhịn ngủ được bao lâu? cơ thể con người không thể chịu đựng được quá 15 ngày không ngủ.

Điều gì xảy ra nếu bạn không ngủ?

Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của não bộ và cơ thể. Nếu bạn thức cả đêm, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng khó chịu, đầu óc mất linh hoạt, gắt gỏng và hay quên.

Chỉ 1 đêm không ngủ, mức độ tập trung của bạn sẽ giảm nghiêm trọng so với bình thường. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến phần não kiểm soát ngôn ngữ, trí nhớ, nhận thức và cảm xúc sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc thậm chí là mất khả năng này.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thiếu ngủ cũng là nguyên nhân gây ra việc gặp khó khăn trong việc đáp ứng các tình huống cần phản xạ nhanh và không thể đưa ra quyết định hợp lý.

Thiếu ngủ không chỉ tác động tới khả năng nhận thức mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần. Hiện tượng rối loạn giấc ngủ có thể gây ngưng thở vào ban đêm và gây căng thẳng và tăng huyết áp vào ban ngày.

Các nghiên cứu cũng cho thấy, việc thiếu ngủ làm tăng nguy cơ béo phì do các hóa chất và kích thích tố kiểm soát sự thèm ăn, tăng cân được tạo ra trong thời gian ngủ.

comment Bình luận

largeer