Công dụng làm thuốc của cây chua me đất

Cây chua me còn có tên gọi khác là tạc tương thảo, rau bợ…. Đây là một loại cây cỏ mọc hoang dại khắp nơi, thường mọc ở những luống rau hoặc ven nhà nơi đất cao, không bị ngập nước.
04/08/2023 17:34

Cách chế biến và thu hái

Cây được thu hái quanh năm, người dân thường nhổ cả cây và rễ sau đó về rửa sạch phơi khô để làm thuốc (Có thể dùng cây tươi).

Thành phần hóa học

Trong lá và thân cây có chứa axit oxalic. Ngoài ra còn một số hợp chất khác chưa rõ thành phần.

Tính vị: Lá và thân cây có vị chua, rễ có vị ngọt. Toàn cây tính mát, không độc, vào kinh can.

Cây chua me đất. Ảnh: Caythuoc.org

Cây chua me đất. Ảnh: Caythuoc.org

Công dụng của cây chua me đất

Theo kinh nghiệm dân gian, cây chua me đất có một số công dụng chính như sau:

- Điều trị bệnh kiết lỵ.

- Tác dụng lợi tiểu, điều trị chứng tiểu rắt, bí tiểu.

- Điều trị chứng viêm niệu đạo.

- Tác dụng điều hoà kinh nguyệt.

Cách dùng, liều dùng

Cách dùng khá đơn giản: Lá chua me tươi 30g – 50g hoặc (7g-10g lá khô) đun với 1,5 lít nước để uống trong ngày.

Lưu ý khi sử dụng

Người bị sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo thì không nên dùng (Vì thành phần axit chua trong lá cây có thể tạo thêm sỏi).

Không dùng cho phụ nữ đang mang thai.

Theo Caythuoc.org

comment Bình luận

largeer