Củ khoai từ có tác dụng gì?

Củ khoai từ có tác dụng gì? Củ khoai từ là loài khoai có lông có tên khoa học Dioscorea esculenta, họ củ nâu. Trong khoai từ có chứa nhiều protein niêm dịch, vitamin và các nguyên tố vi lượng.
08/02/2018 06:07

Giá trị dinh dưỡng của củ khoai từ

Củ khoai từ hay còn gọi là củ từ, khoai bướu là cây thực phẩm và cây thuốc quý trong Đông y. Cây thảo có củ mọc thành chùm hình cầu, dạng trứng hay có thuỳ, nhẵn hay có gai, rễ cứng và biến thành gai. Củ khoai từ có vỏ mỏng, trong có chất bột dính, màu ngà. Thân tròn mảnh, có gai nhỏ ở gốc, to và cong về phía trên. Lá đơn, mọc so le, nhọn và có mũi, phiến lá mềm có lông, mép nguyên. Cụm hoa dạng bông và là hoa đơn tính; cụm hoa đực dài, cụm hoa cái mang rất ít hoa. Quả nang cong xuống và có cánh rộng, hạt có cánh.

Cu khoai tu co tac dung gi

Củ khoai từ có tác dụng gì? Củ khoai từ có chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

Cây được trồng nhiều và phổ biến ở nhiều nước nhiệt đới lấy củ ăn. Củ từ có chứa nước 70,5%, protid 14%, lipid 0,1%, glucid 26,1%, cellulose 1,1%, chất khoáng 0,6%. Ngoài ra, trong củ từ còn chứa sapogenin có tác dụng giải độc.

Củ khoai từ còn chứa đường glucide 26 - 36g ( tinh bột 25 g, đường 1 - 11g); chất xơ thực phẩm 0,2 - 1,5g; chất đạm protein 1,3 - 2,1g; chất béo lipide 0,1 - 0,3g; các nguyên tố khoáng như sắt, mangan, đồng, potassium K...

Trong 100g củ khoai từ có thể đem lại năng lượng khoảng 118 calo. Khoai từ có hàm lượng cao vitamine B6, một vitamine bổ sung rất phổ biến ở phụ nữ bị chứng trầm cảm do hội chứng trước khi có kinh nguyệt hay gọi là tiền kinh nguyệt.

Củ từ có vị ngọt, the, tính hàn, nếu dùng sống thì hơi độc. Dùng nấu ăn thì ngọt ngon, không độc, bổ trường vị, dùng thay lương thực. Thường dùng làm thuốc tiêu độc, tiêu ứ huyết, trị ho, khô cổ họng. Ngoài ra, còn dùng nấu nước uống chữa tê thấp, các bệnh về thận, làm cho nước tiểu tốt hơn, và dùng chữa phù.

Cu khoai tu co tac dung gi 2

Củ khoai từ có tác dụng gì? Củ từ có vị ngọt, tính hàn, không độc được dùng làm thuốc tiêu độc, trị ho...

Tác dụng của củ khoai từ

Phòng chống bệnh tim mạch                                          

Trời trở lạnh là thời điểm các bệnh về tim mạch có nguy cơ tái phát do sự chênh lệch về nhiệt độ trong nhà và nhiệt độ ngoài trời khá lớn.

Khoai từ có chứa nhiều protein niêm dịch, vitamin và các nguyên tố vi lượng. Những chất này có tác dụng ngăn cản sự tích tụ của chất béo trong thành mạch máu, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim, chứng huyết áp thấp, đồng thời còn giúp tinh thần an ổn.

Vì vậy, có thể bổ sung loại thực phẩm này trong mùa đông với những người có tiền sử bệnh tim và huyết áp.

Hỗ trợ tiêu hóa

Những thói quen ăn uống có thể khiến cho các bệnh đường ruột có nguy cơ gia tăng. Đặc biệt vào mùa đông, khi nhu cầu ăn đồ nóng tăng cao, trong đó có lẩu.

Cu khoai tu co tac dung gi 3

Củ khoai từ có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá

Amylase và polyphenol oxidase trong khoai từ rất có lợi cho dạ dày và quá trình tiêu hóa. Hơn nữa, loại củ này còn giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu và sở hữu công dụng tương tự những loại thuốc bổ tỳ vị.

Vì vậy, đối với những người có tỳ dương suy yếu, dạ dày mắc chứng âm hư hoặc ăn ít, chán ăn, đi tả đều cần bổ sung các chất dinh dưỡng có trong khoai từ.

Việc bổ sung thêm khoai từ kết hợp với ăn lẩu không chỉ có hương vị ngon miệng mà còn giúp bảo vệ đường ruột và hệ thống tiêu hóa trong những ngày giá rét.

Tốt cho hệ hô hấp

Họng và phổi là hai cơ quan hô hấp đặc biệt nhạy cảm vào mùa đông. Trong khoai từ có chứa saponin và niêm dịch. Hai thành phần này có tác dụng làm dịu và giảm cơn đau họng, bổ phổi, tiêu đờm, trị các chứng ho khan, tiêu trừ một số loại bệnh về đường hô hấp.

Cu khoai tu co tac dung gi 4

Củ khoai từ có tác dụng gì? Trong khoai từ có chứa saponin và niêm dịch làm dịu cơn đau họng, bổ phổi

Ích thận, dưỡng sinh

Một trong những lợi ích của khoai từ là tác dụng bổ thận, cố tinh. Hơn nữa, ăn khoai từ không những giúp tiết kiệm mà còn thay thế hoa quả bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, không nên ăn khoai từ cùng chuối để tránh tiêu chảy.

Hạ đường huyết

Khoai từ chứa niêm dịch protein - hợp chất giữa protein và polysacc-harid. Do đó, loại củ này có tác dụng hạ đường huyết. Bổ sung thêm khoai từ vào khẩu phần ăn hằng ngày có thể ngăn chặn sự gia tăng và hấp thu đường trong máu, phòng chống bệnh tiểu đường.

Chất chống oxy hóa

Nghiên cứu sàng lọc hàm lượng hợp chất phénolique khác nhau của những cây trồng ở Phi luật Tân, bao gồm dây khoai từ Dioscorea esculenta, được tìm thấy ở các loại cây trồng giàu hợp chất phénolique với hoạt động chống oxy hóa.

Một số tác dụng khác của củ khoai từ

Chống co thắt rất hiệu quả và được dùng trong những trường hợp như quặn thắt kinh nguyệt (crampes menstruelles).

Tuần hoàn không đủ, đau dây thần kinh, căng thẳng thần kinh, đau quặn bụng dưới và đường ruột và ngay trong giai đoạn viêm khớp và phong thấp.

Cu khoai tu co tac dung gi 5

Củ khoai từ chống co thắt hiệu quả, đặc biệt là quặn thắt kinh nguyệt

Hàm lượng chất xơ trong khoai từ cao giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể.

Các chất mangan có trong sử từ là yếu tố cần thiết chuyển hoá carbohydrate và chất chống oxy hoá bảo vệ cơ thể.

Tỷ lệ chuyển đổi những carbohydrate phức tạp và chất xơ thực phẩm hiện diện trong khoai từ biến thành đường sucre rất chậm và đồng thời tốc độ hấp thu trong tuần hoàn máu chậm. Điều này giúp duy trì mức đường trong máu.

Củ khoai từ là nguồn cung cấp vitamin B và các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Những vitamin này giúp thúc đẩy chức năng trao đổi chất trong cơ thể. Khoai từ cũng là nguồn phong phú vitamin C và A. Vitamin C có tác dụng chống lão hóa, tăng cường khả năng miễn dịch và củng cố chất xương. Vitamin A trong củ khoai này cũng giúp cải thiện làn da, tăng cường thị lực, chống lại các bệnh ung thư phổi và khoang miệng.

comment Bình luận

largeer