Cây bình bát có tác dụng gì?
Cây bình bát là cây gì?
Cây bình bát là loại cây nhỏ, cao khoảng 5 - 7m. Cành non có lông, cành già nhẵn, lá mọc so le, thuôn dài khoảng 12 - 15cm, rộng 4cm, gốc tròn, đầu nhọn, mặt trên nhẵn và bóng.
Cây bình bát có tác dụng gì? Cây bình bát là loại cây nhỏ có tác dụng sát trùng hiệu quả
Cụm hoa cây bình bát mọc ở kẽ lá có màu vàng. Quả kép hình tim và có 5 góc mờ từng ô, khi chín có màu vàng hoặc vàng pha đỏ, thịt của màu trắng hoặc ngả vàng, ăn được.
Trong Đông y, cây bình bát nước có vị chát, ở hạt và vỏ thân có độc nhẹ. Cây có tác dụng sát trùng và chữa trị các bệnh ngoài da.
Ngoài ra, dân gian còn dùng củ ngâm rượu bóp chữa sưng đau các khớp viêm, có người dùng dây lá phối hợp với bùm sụm, cỏ mần trầu, dền gai để trị huyết áp.
Trong tự nhiên có 2 loại cây hoàn toàn khác nhau đều được gọi là bình bát. Một loại là loài cây thân thảo, dây leo thuộc họ bầu bí. Cây này thường gọi là dây bình bát, dây bát… cũng có công dụng chữa tiểu đường khá hiệu quả.
Dân gian thường dùng thân và quả của dây bình bát sắc lên lấy nước uống để chữa tiểu đường type 2. Ngọn và lá non của dây bình bát dùng chế biến làm món canh rất ngon và có công dụng thanh nhiệt, giải độc.
Còn cây bình bát là loài cây thân gỗ thuộc họ na, mọc chủ yếu ở vùng đất nhiễm phèn ở các tỉnh ven biển từ Nam ra Bắc. Cây có nguồn gốc từ Trung Mỹ, Nam Mexico, Brazil và Peru. Các dân tộc này sử dụng hầu như toàn bộ cây bình bát, trong đó nước sắc lá để trị bệnh giun sán hoặc giã nát đắp mụn nhọt, áp xe và loét.
Cây bình bát có tác dụng gì? Nước sắc lá để trị bệnh giun sán hoặc giã nát trị mụn nhọt
Theo tờ Diet Health Club, quả bình bát ngoài vị ngọt thanh còn chứa: vitamin C giúp chống gốc tự do gây lão hóa sớm; vitamin A giúp da và tóc khỏe, hỗ trợ thị lực; vitamin B6, magnésium, potassium, chất xơ tốt cho hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, có tác dụng lợi tiểu và giảm trầm cảm; có tính giảm co thắt, giảm axit tại các khớp xương.
Thành phần hoá học có trong cây bình bát
Hạt bình bát có chứa acetogenin: reticulatain - 1, reticulatain - 2, reticulacin, uvariamicin III, diepoaeticanin - 1, dieporeticanin - 2, dieporeticenin, trieporeticanin, reticulatamol, squamocin, roliniastatin I và nhiều chất thuộc nhóm N - acyltryptamin béo.
Squamocin có độc tính với côn trùng trưởng thành Callosobruchus chinensis.
Lá có các acetogenin: annoreticuin - 9 - on, squamon, solamin, annomonicin, roliniastin - 2, anoreticuin, isoanoreticuin.
Vỏ thân chứa các acetogenin: reticulacinon, roliniastatin - 2, các diterpen: acid (-) - kaur -16 - en - 19 - oic, acid 16a - hydroxy - (-) - kauran 19 - oic.
Vỏ thân và vỏ rễ có các alcaloid: oxoushinsunin, anonain, michelalbin, reticulin, assimilobin, 3 - hydroxynomuciferin, anomontin, methoxyannomontin.
Anomontin có độc tính đáng kể đối với tế bào.
Rễ có các alcaloid aequalin, assimilobin, liriodenin, norushinsunin. Trong quả xanh có chứa các sesquiterpenoid và acid kaur 16 - en -19 oic.
Tác dụng của cây bình bát
Tác dụng dược lý
Cây bình bát có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm hiệu quả, ức chế sự phát triển của Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus và Mycobacterium smegmatis. Hơn nữa, cây bình bát còn có tác dụng chữa lỵ và nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Cây bình bát có tác dụng gì? Cây bình bát có tác dụng chữa lỵ và nhiễm khuẩn đường hô hấp
Sesquiterpenoid trong quả bình bát xanh có tác dụng diệt côn trùng, ấu trùng, sâu bọ.
Hai acetogenin mới là annoreticuin và isoannoreticuin, chiết được từ bình bát thu ở Đài Loan, có tác dụng độc tế bào trên các dòng tế bào ung thư phổi ở người A - 549, ung thư kết tràng ở người HT - 29, ung thư mũi hầu ở người KB, và ung thư bạch cầu dòng lympho ở chuột nhắt trắng P - 388.
Tác dụng khác
Ăn quả bình bát chín giúp hỗ trợ trị chứng thiếu máu hay chữa bệnh khí hư huyết trắng ở phụ nữ.
Quả bình bát chín gỗ trợ điều trị chứng thiếu máu hay chữa bệnh khí hư huyết trắng
Quả bình bát xanh sấy khô, nghiền thành bột dùng để chữa trị tiêu chảy và bệnh lỵ, giun sán, nhiễm khuẩn hô hấp rất tốt.
Sử dụng vỏ cây bình bát giã nát đắp quanh nướu răng để làm giảm cơn đau nhức răng.
Nước sắc của vỏ cây bình bát có tác dụng giải nhiệt cơ thể cực tốt.
Hạt bình bát được dùng để chữa trị tiêu chảy, kiết lỵ tuy nhiên độc tính của nó cao nên thường chỉ dùng ngoài da. Trong dân gian dùng hạt bình bát giã nát, nấu nước đặc để gội đầu diệt chấy rận.
Hạt bình bát đốt cháy đem giã nát trộn với dầu dừa dùng bôi chữa ghẻ rất tốt. Vỏ thân bình bát cũng có tác dụng như hạt nhưng công hiệu không cao như hạt và ít độc hơn.
Cây bình bát có tác dụng gì? Nếu dính độc cây bình bát có thể dùng dịch chanh để giải độc
Rễ cây bình bát dùng để chữa sốt cao, đau bụng, viêm lợi hay đau răng.
Bình bát là loại cây nhỏ có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên nhựa cây có độc có thể gây kích ứng ngoài da nên cẩn trọng khi sử dụng . Nếu sử dụng không đúng cách có thể bị độc, dùng chanh để giải độc của cây bình bát.
Lưu ý: Tránh để nước của các bộ phận của cây bắn vào mắt rất nguy hiểm.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm