Lá sen có tác dụng gì?
Giá trị của lá sen
Tất cả các bộ phận của sen từ lá sen, hạt sen, tâm sen... đều được sử dụng làm món ăn, bài thuốc tốt cho sức khoẻ.
Trong Đông y, lá sen có vị đắng chát, tính bình. Lá sen tươi trong dân gian được dùng để chữa trị các chứng bệnh do thử thấp gây nên như cảm nắng, say nắng, đau bụng tiêu chảy... Lá sen khô hoặc đã thiêu tồn tính dùng để chữa các chứng xuất huyết.
Lá sen có tác dụng gì? Lá sen có vị đắng chát, tính bình tốt cho người bị đau bụng tiêu chảy, béo phì...
Về hóa học là trong lá có chứa 0,2 - 0,3% tannin, 0,77 - 0,84% alkaloid, trong đó có nuciferin, roemerin, pro-nuciferin, vitamin C, các axit citric, tartric, succinic. Ngoài ra, còn có quercetin, isoquercitrin, nelumbosid, leucocyanidin, leuco-delphinidin.
Về dược lý, trong lá sen khô có chất nuciferin có tác dụng kéo dài giấc ngủ, có tác dụng an thần ức chế loạn nhịp tim, alcaloid trong lá sen khô được áp dụng trên bệnh nhân và đạt hiệu quả tốt với tỷ lệ 75%. Trong lá sen khô có chứa alkaloid và flavonoid có tác dụng chống oxy hóa lipid màng tế bào gan, giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả.
Tác dụng của lá sen
Các chuyên gia đã nghiên cứu phân tích lá sen ngoài tác dụng trong Đông y, nó còn có tác dụng lớn trong việc làm giảm mỡ máu, gan nhiễm mỡ hiệu quả. Dùng trà lá sen có thể loại bỏ nguyên nhân gây ra các căn bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ... Do trong lá sen có chứa hàm lượng hoạt chất flavonoid khá cao, có tác dụng bắt giữu gốc tự do hydroxyl, bắt giữ lipide peroxide, làm chậm sự khởi đầu của quá trình peroxide hoá lipide.
Lá sen có tác dụng gì? Hàm lượng hoạt chất flavonoid có trong lá sen khá cao ngăn ngừa phản ứng oxy hoá
Các flavonoid trong lá sen còn có khả năng tạo phức với các ion kim loại ngăn ngừa phản ứng oxy hoá. Vì vậy, chúng giúp bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai biến mạch, lão hoá, thoái hoá gan, tổn thương do bức xạ hiệu quả.
Lá sen còn giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất lipid và điều hòa năng lượng, làm gia tăng cholesterol tốt. Ngoài ra nó còn tác dụng hạ men gan cao, phòng chống bệnh cao huyết áp bằng việc làm sạch mỡ trong máu giúp quá trình lưu thông máu trong mạch máu được thông suốt, bị tắc nghẽn.
Các bài thuốc từ lá sen
Bình ổn huyết áp
Lá sen, hoa hòe (mỗi vị 10g), cúc hoa vàng 4g, sắc uống chữa cao huyết áp.
Cháo lá sen
Lá sen 2 tàu, rửa sạch, sắc lấy nước, cho 50 - 100g gạo, thêm chút đường phèn, nấu cháo ăn.
Phòng chống béo phì
Lá sen tươi (có thể dùng lá sen khô, cần ngâm cho mềm trước khi nấu) đem nấu cùng 100g gạo tẻ, cho thêm đường trắng cho dễ ăn. Mỗi ngày ăn cháo lá sen hoặc uống trà lá sen có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giảm béo phì và đào thải cholesterol dư thừa.
Lá sen có tác dụng gì? Ăn cháo lá sen hoặc uống nước lá sen phòng chống béo phì hiệu quả
Tốt cho người tiêu chảy
Dùng lá sen non rửa sạch, thái nhỏ, ép lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, có thể thái nhỏ trộn với các loại ray ghém ăn sống.
Thanh lạc ẩm
Lá sen tươi 6g, kim ngân hoa 6g, tây qua thúy y (vỏ xanh dưa hấu) 6g, ty qua bì (vỏ trái mướp) 6g, búp tre tươi 6g. Cho vào nồi, đổ ngập nước, sắc còn sữa non goodhealth 2 bát; chia 2 lần uống trong ngày.
Thanh nhiệt mùa hè
Dùng lá sen tươi hoặc khô để thanh nhiệt, giải độc. Có thể dùng trong trường hợp sau khi bị cảm nắng đã chữa khỏi nhưng vẫn còn đau đầu, ho khan, hoa mắt.
Hà diệp hồng táo thang
Lá sen tươi 20g (cắt nhỏ), hồng táo (táo tàu) 5 trái, sắc lấy uống, chia ra uống từng ít một như uống trà.
Chữa máu hôi không ra hết sau khi sinh
Lá sen sao thơm 20 - 30g, tán nhỏ, uống với nước, hoặc sắc với 200 ml nước còn 50 ml uống một lần trong ngày.
Chữa mất ngủ
Lá sen loại bánh tẻ 30g rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô sắc (hoặc hãm nước sôi) để uống.
Lá sen có tác dụng chữa mất ngủ
Chữa sốt xuất huyết
Lá sen 40g, ngó sen hoặc cỏ nhọ nồi 40g, rau má 30g, hạt mã đề 20g, sắc uống ngày 1 thang.
Điều trị ho ra máu, nôn ra máu
Lá sen, ngó sen, sinh địa (mỗi vị 30g), trắc bá, ngải cứu (mỗi vị 20g). Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống trong ngày.
Đắp nhọt
Dùng ngoài, núm cuống lá sen nấu nước đặt để rửa, rồi lấy lá sen rửa sạch, giã nát với cơm nếp, đắp làm tan mụn nhọt.
Làm đẹp da
Theo quan điểm y học Ayurvedic của người Ấn (hệ thống sử dụng nguyên lý vốn có của tự nhiên để giúp ích cho việc duy trì sức khỏe của con người), hoa sen được nghiền thành bột nhão, đắp lên da có tác dụng nuôi dưỡng, tái tạo tế bào da làm làn da luôn trẻ trung, mịn màng. Tinh dầu hoa sen làm cho cơ thể sản xuất melanin nhiều hơn, giúp bảo vệ da khỏi tác hại tia nắng mặt trời.
Ngừa ung thư
Hoa sen có chứa lượng lớn vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư và các bệnh nguy hiểm khác như: tim mạch, đột quỵ.
Tăng cường miễn dịch
Hoa sen có chứa nhiều Acid linoleic - chất quan trọng ngăn ngừa bệnh tim, tiểu đường, ung thư, viêm khớp, tăng cường hệ thống miễn dịch.
Cẩn trọng khi uống nước lá sen sai cách
Lá sen cũng như những thực phẩm khác, nếu sử dụng không đúng cách có thể để lại hậu quả khó lường. Khi dùng lá sen cần chú ý những điều dưới đây:
Phụ nữ khi đang trong thời kỳ hành kinh, phụ nữ khi mang thai hoặc cho con bú không nên dùng lá sen.
Lá sen có tác dụng gì? Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không nên dùng lá sen
Những người có thể nhiệt khi uống vào thì hạ hoả, thoải mái, ngủ tốt hơn. Tuy nhiên, người thể hàn uống vào sau một thời gian sẽ cảm thấy mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường. Sử dụng lá sen lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến các chức năng sinh lý, giảm ham muốn tình dục.
Không sử dụng nước lá en thay nước khi đang dùng thực phẩm giảm cân khác.
Nên uống nước lá sen trước bữa ăn ít nhất 30 phút hoặc sau bữa ăn khoảng 1 tiếng để không gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá của cơ thể.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 8:20 pm -
Mỡ tự thân - Nguồn tế bào gốc vô giá trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp
Tế bào gốc từ mô mỡ phát triển từ các tế bào trung mô và có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực y học và khoa học sinh học, bao gồm y học tái tạo và phòng ngừa biến chứng bệnh đái tháo đường.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Nhuận tràng Biovaccine – giải pháp tự nhiên cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Táo bón là vấn đề tiêu hóa phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến các biến chứng như trĩ, đau bụng, khó tiêu và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Nhuận Tràng Biovaccine là giải pháp tự nhiên, an toàn và hiệu quả, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, hỗ trợ nhuận tràng, mang lại sự thoải mái và sức khỏe cho hệ tiêu hóa.November 20 at 9:12 am