Đà Nẵng xây dựng thành đô thị thông minh từ sáng chế thùng rác thông minh
Sáng chế thùng rác thông minh của nhóm sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng mang tính ứng dụng cao trong cuộc sống
Thùng rác thông minh
Nhóm sinh viên gồm Phan Tuấn Nhật (sinh viên lớp 18D1, Khoa Điện - Điện tử), Trần Viết Minh Phát (lớp 18CDT) và Nguyễn Văn Trúc (lớp 21CDT2), khoa Cơ khí, trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Đà Nẵng đã chế tạo thành công thùng rác thông minh kết hợp phần mềm quản lý rác thải nhờ ứng dụng công nghệ IoT (Internet of Things).
Ngoài chức năng đóng, mở nắp tự động, thùng rác thông minh này còn có thể khử mùi, diệt khuẩn, thông báo lượng rác đã đầy, tính phí thu gom…
Sinh viên Trần Viết Minh Phát cho biết: “Hệ thống thùng rác gồm 2 phần chính: Thùng chứa rác và phần mềm quản lý rác thải. Thùng chứa rác bao gồm thiết bị khử mùi hôi, diệt khuẩn theo công nghệ UVC được lắp đặt ở nắp, phía dưới của thùng lắp đặt thiết bị cảm biến về cân nặng để hỗ trợ cho việc tính phí khi thu gom.
Ngoài ra, thùng rác thông minh sẽ được gắn cảm biến để thông báo cho người quản lý hoặc nhân viên thu gom khi thùng rác đầy thông qua wedsite. Chính nhờ chức năng này mà nhân viên thu gom sẽ biết thu gom rác ở những vị trí, thời gian nào. Phần thứ hai của thùng rác giúp nhận diện được người sử dụng thông qua công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến xác thực người dùng RFID trên một tấm thẻ do người quản lý thu gom cấp và chức năng định vị GPS dưới mỗi thùng rác. Tính năng này chỉ cho phép những người sở hữu tấm thẻ RFID và người thu gom mới có thể mở nắp thùng rác”.
Theo Trần Viết Minh Phát đây là mô hình được sáng chế dựa trên hoạt động thu gom rác thải của những bệnh nhân nhiễm COVID-19 trong đợt bùng phát dịch tại Đà Nẵng vào tháng 10/2021. Thùng rác thông minh được ứng dụng nhằm giúp cho những người không mắc COVID-19 hay nhân viên y tế có thể hạn chế lây nhiễm từ rác thải của bệnh nhân F0.
Theo đó, thùng rác thông minh sử dụng nhựa composite chịu nhiệt, không ăn mòn và an toàn với người dùng. Do đó, sau khi hoàn thành việc lắp đặt công nghệ, vi mạch… cũng như công nghệ khử khuẩn, nhóm sinh viên hướng đến hoàn tất phần cứng lên thùng rác, đảm bảo các yếu tố an toàn, độ bền và thẩm mỹ của sản phẩm. Đặc biệt, phần mềm quản lý được thiết kế một cách thuận tiện nhất để người dùng có cái nhìn tổng thể và trực quan nhất về khối lượng rác thải, lịch sử thu gom, tên nhân viên quản lý, giá tiền…
Bước đầu ứng dụng
Theo TS Trần Hoàng Vũ, Trưởng khoa Điện - Điện tử là người trực tiếp hướng dẫn thực hiện sản phẩm thùng rác thông minh: “Công ty CP Trung Nam EMS và Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả đánh giá cao về sản phẩm sáng chế lần này.
Đồng thời đề nghị nhóm nghiên cứu phát triển thêm nguồn dự phòng năng lượng mặt trời và giải pháp mạng Lora (Mạng diện rộng công suất thấp), có khả năng truyền tải dữ liệu trong bán kính khoảng 5km ở khu vực đô thị và 10-15km ở khu vực nông thôn, phù hợp mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành đô thị thông minh”.
Theo ông Vũ, điểm nhấn của sản phẩm thùng rác thông minh này nằm ở việc ứng dụng vào thực tế, hướng đến nhóm khách hàng như bệnh viện, công ty, nhà máy khu công nghiệp có nguồn rác thải độc hại. Với khối lượng 60 lít, thùng rác thông minh này có sức chứa tối đa 20kg rác mỗi lần thu gom. Mỗi thùng được ước đạt có giá thành từ 2 đến 2.5 triệu đồng.
Sinh viên Phan Tuấn Nhật (Thành viên nhóm) cho biết: “Trong tương lai, khi sản phẩm này được ứng dụng ở các khu xí nghiệp, bệnh viện, viện nghiên cứu… với khối lượng rác thải nhiều thì sẽ tăng kích thước thùng rác để phù hợp với những mục đích sử dụng khác nhau. Cộng theo đó, chúng tôi sẽ kết hợp với công nghệ ép rác thải để tăng dung tích của thùng rác. Bên cạnh đó chúng tôi còn tích hợp thêm nguồn năng lượng mặt trời và giải pháp mạng không dây để có thể lắp đặt sản phẩm ngoài trời”.
Với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, tính ứng dụng cao, sản phẩm thùng rác thông minh của nhóm sinh viên đã dành giải nhất cuộc thi “Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học” năm học 2021-2022 do trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật, Đại học Đà Nẵng tổ chức.
Trong thời gian tới nhóm sinh viên sẽ tìm kiếm nhà đầu tư thông qua cuộc thi khởi nghiệp, khoa học công nghệ.
Theo Lao Động
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm