Danh mục bệnh hiểm nghèo 2018 theo quy định của bộ Y tế

Tại Việt Nam, ước tính 73% trường hợp tử vong do các bệnh chủ yếu là ung thư, tim mạch, phổi mạn tính và tiểu đường. Vậy các bệnh này liệu có phải nằm trong danh mục bệnh hiểm nghèo?
18/04/2018 16:21

Bệnh hiểm nghèo là gì?

Người mắc bệnh hiểm nghèo là người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gancổ chướng, phong hủi, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế coi là bệnh hiểm nghèo.

Căn bệnh hiểm nghèo xảy ra ở mọi đối tượng, nhiều nhất ở nhóm tuổi từ 35 tuổi trở lên. Độ tuổi này cơ thể bắt đầu có dấu hiệu suy yếu, hệ miễn dịch giảm và dễ mắc bệnh.

Bệnh hiểm nghèo ở giai đoạn đầu chưa có biểu hiện rõ rệt nên mọi người thường chủ quan, khi bệnh bắt đầu nặng đe dọa tính mạng thì việc chữa trị lại không có nhiều hiệu quả.

Theo Luật bảo hiểm y tế hiện nay, bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo sẽ được hỗ trợ một phần tài chính.

danh muc benh hiem ngheo 2018

Danh mục bệnh hiểm nghèo 2018 theo quy định của bộ Y tế. Căn bệnh hiểm nghèo xảy ra ở mọi đối tượng, nhiều nhất ở nhóm tuổi từ 35 tuổi trở lên

Danh sách các bệnh hiểm nghèo 2018 

Theo Tổng cục Thuế, Bộ Tài Chính là do Bộ Y tế chưa ban hành được danh mục cụ thể các loại bệnh hiểm nghèo. Hiện trong danh mục bệnh hiểm nghèo được miễn giảm có 42 loại bệnh theo công ty bảo hiểm:

Ung thư

Nhồi máu cơ tim lần đầu

Phẫu thuật động mạch vành

Phẫu thuật thay van tim

Phẫu thuật động mạch chủ

Đột quỵ

Hôn mê

Bệnh xơ cứng rải rác

Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ

Bệnh Parkinson

Viêm màng não do vi khuẩn

Viêm não nặng

U não lành tính

Loạn dưỡng cơ

Bại hành tủy tiến triểnT

eo cơ tiến triển

Viêm đa khớp dạng thấp nặng

Hoại thư do nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết

Thiếu máu bất sản

Liệt hai chi

Mù hai mắt

Mất hai chi

Mất thính lực

Mất khả năng phát âm

Thương tật toàn bộ và vĩnh viễn

Suy thận

Bệnh nang tủy thận

Viêm tụy mãn tính tái phát

Suy gan

Bệnh Lupus ban đỏ

Ghép cơ quan (Ghép tim, Ghép gan, Ghép thận)

Bệnh lao phổi tiến triển

Bỏng nặng

Bệnh cơ tim

Bệnh Alzheimer hay sa sút trí tuệ

Tăng áp lực động mạch phổi

Bệnh rối loạn dẫn truyền thần kinh vận động

Chấn thương sọ não nặng

Bệnh chân voi

Nhiễm HIV do nghề nghiệp

Ghép tủy

Bại liệt.

Các loại bệnh hiểm nghèo người Việt thường gặp

Ung thư

Trong 172 quốc gia, vùng lãnh thổ có tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư nhiều nhất thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp Việt Nam đứng thứ 78. Tại Việt Nam, số trường hợp mắc mới ung thư tăng nhanh từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010 và ước tính vượt 190.000 vào năm 2020, trong đó có đến 75.000 người tử vong.

Tiểu đường

Theo thống kê công bố tháng 4/2016 của Bộ Y tế, có hơn 3 triệu người Việt Nam bị đái tháo đường. Thế giới ước tính trong 20 năm, số người mắc đái tháo đường trên toàn cầu tăng 54%, riêng Việt Nam chỉ cần 10 năm (năm 2002-2012) đã tăng đến 200%.

danh muc benh hiem ngheo 2018 (2)

Theo thống kê công bố tháng 4/2016 của Bộ Y tế, có hơn 3 triệu người Việt Nam bị đái tháo đường

Đặc biệt, cứ 10 người được chẩn đoán đái tháo đường thì 6 người đã biến chứng nặng như suy thận, mù lòa, loét chân, nguy cơ tàn phế hoặc tử vong cao. Thế nhưng, 64% người đái tháo đường không biết mình mắc bệnh. Khát nước, đi tiểu thường xuyên, buồn nôn và sụt cân là những triệu chứng cảnh báo sớm bệnh.

Nghiêm trọng hơn, độ tuổi mắc căn bệnh nguy hiểm này đang dần trẻ hóa, chứ không chỉ tập trung ở độ tuổi trung niên như trước đây. Lối sống công nghiệp, thừa cân béo phì, thực phẩm bẩn, không khí ô nhiễm, rượu bia, thuốc lá... là nguyên nhân chính khiến bệnh gia tăng và ngày càng trẻ hóa.

Tai biến mạch máu não

Theo thống kê của ngành y tế, mỗi năm Việt Nam có hơn 200.000 người tai biến mạch máu não. Hơn 50% trong số đó tử vong, 90% số người sống sót sau đột quỵ phải sống chung với các di chứng về thần kinh và vận động… Người bệnh tim mạch, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, hở van tim... là những đối tượng dễ đột quỵ nhất.

Suy thận

Ước tính có khoảng 6 triệu dân bị bệnh thận mạn tính, chiếm 6,73% dân số. Khoảng 80.000 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối và chỉ 10% bệnh nhân được điều trị lọc máu.

Bệnh suy thận ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe do giảm chức năng lọc máu trong cơ thể, bệnh nhân ở giai đoạn 4 có tỷ lệ tử vong đến 46%. Bệnh thận mạn tính diễn tiến âm thầm qua nhiều tháng hoặc nhiều năm, giai đoạn sớm không có triệu chứng đặc biệt, chỉ khi mất đến 90% chức năng thận mới có triệu chứng nên rất nguy hiểm. Một số dấu hiệu thường gặp là mệt mỏi, chán ăn, da xanh xao, tiểu ít, buồn ngủ, phù mặt và chân...

comment Bình luận

largeer