Danh sách 7 ổ dịch COVID-19 phức tạp nhất Hà Nội hiện nay

Ngoài ổ dịch Thanh Xuân (P. Thanh Xuân Trung, Q. Thanh Xuân) Hà Nội còn có 6 ổ dịch COVID-19 khác với số ca lây nhiễm tương đối cao.
By Hải Yến/ Sức Khỏe Cộng Đồng
01/09/2021 18:53

Ca sỹ Duy Mạnh và ‘người bạn đồng hành thầm kín’ Top Men

Top Men - sản phẩm hỗ trợ sinh lý nam giới từ nguyên liệu tự nhiên

Hà Nội hiện có 7 ổ dịch phức tạp, trong đó ổ dịch Thanh Xuân đã ghi nhận trên 300 F0.

Hà Nội hiện có 7 ổ dịch phức tạp, trong đó ổ dịch Thanh Xuân đã ghi nhận trên 300 F0.

Danh sách 6 ổ dịch COVID-19 ở Hà Nội

Theo Sở Y tế Hà Nội, hiện thành phố có 7 ổ dịch COVID-19 mới có diễn biến phức tạp bao gồm các ổ dịch dưới đây:

- Ổ dịch Thanh Xuân Trung (bùng phát từ 23/8): 379 ca.

- Ổ dịch Văn Miếu (bùng phát từ 30/7): 107 ca.

- Ổ dịch Văn Chương (bùng phát từ 17/7): 89 ca.

- Ổ dịch tại ngõ 24 Kim Đồng (bùng phát từ 24/8): 45 ca.

- Ổ dịch Tân lập (bùng phát từ 28/8): 14 ca.

- Ổ dịch Chợ Ngọc Hà (bùng phát từ 28/8): 16 ca.

- Ổ dịch 218 Lê Trọng Tấn

Trong số này, ổ dịch tại phường Thanh Xuân Trung hiện được xem là điểm nóng nhất tại Hà Nội. Các bệnh nhân ghi nhận tại ổ dịch này chủ yếu tập trung ở ngõ 328, 330 Nguyễn Trãi, một số khu tập thể cũ trong khu vực đều ghi nhận F0.

Đáng chú ý, theo ông Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, tại quận Thanh Xuân, chùm ca bệnh liên quan đến cửa hàng bách hóa D&H ở số 218 Lê Trọng Tấn, phường Khương Mai cũng là một "điểm nóng" có nguy cơ lây nhiễm cao.

Các ca bệnh của chuỗi lây này hiện không chỉ dừng lại ở người chủ và nhân viên cửa hàng, mà còn có người nhà và khách đến mua hàng.

"Cửa hàng này bán hàng thiết yếu nên có đông người đến mua hàng. Kết quả điều tra dịch tễ xác định người chủ cửa hàng đã tiếp xúc với nhiều người đến mua hàng, người giao hàng nên khả năng lây lan là rất cao", ông Tuấn cho hay.

Ổ dịch Văn Miếu cũng là một trong những điểm phức tạp. (Ảnh: TTXVN).

Ổ dịch Văn Miếu cũng là một trong những điểm phức tạp. (Ảnh: TTXVN).

Hiện, quận Thanh Xuân cũng khuyến cáo tất cả người dân đã đến cửa hàng tiện ích số 218 đường Lê Trọng Tấn từ ngày 20 - 28/8, cần thực hiện cách ly theo dõi sức khỏe tại nhà và liên hệ ngay với Trạm Y tế phường để được tư vấn hỗ trợ.

Có nên tiếp tục giãn cách xã hội?

PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam cho rằng, có rất nhiều yếu tố, tiêu chí để quyết định dừng giãn cách xã hội, không chỉ căn cứ trên tiêu chí duy nhất là số ca mắc mới trong cộng đồng.

Việc nới bỏ giãn cách có thể áp dụng theo từng địa bàn nguy cơ, theo hoạt động nguy cơ chứ không phải áp dụng cho toàn địa bàn thành phố chẳng hạn.

PGS.TS Trần Đắc Phu: Dịch bệnh tại Hà Nội đang "trong tầm kiểm soát được" nhưng thành phố vẫn thuộc diện nguy cơ cao, khó lường. Mặc dù các ca bệnh tại các ổ dịch cũ đã giảm hoặc không phát sinh F0 mới nhưng trong cộng đồng lại xuất hiện nhiều ổ dịch mới phức tạp.

Các ổ dịch mới liên quan phần lớn đến chuỗi cung ứng trên địa bàn như chùm ca bệnh tại chợ Ngọc Hà (quận Ba Đình), nhân viên bán gạo tại Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai), ổ dịch ở phường Thanh Xuân Trung có dấu hiệu liên quan chợ đầu mối Ngã Tư Sở (quận Thanh Xuân) hay ổ dịch ở cửa hàng tiện ích trên phố Lê Trọng Tấn (phường Khương Mai, quận Thanh Xuân).

Mặc dù chúng ta không phát hiện sớm được F0 nhưng rõ ràng, những ổ dịch mới liên tục xuất hiện cho thấy, Hà Nội vẫn tiềm ẩn nguy cơ còn các ca bệnh lẩn khuất trong cộng đồng.

Trong khi đó, khi dịch xuất hiện tại khu vực nguy cơ cao và có mật độ dân số đông thì dịch bùng phát lên rất nhanh. Trong một khoảng thời gian ngắn, những nơi này có thể ghi nhận hàng trăm ca bệnh mới mà ngõ 328 và 330 Nguyễn Trãi (phường Thanh Xuân Trung) là một dẫn chứng điển hình.

Ông Phu cho rằng, rất khó để đưa dịch về "con số 0" hay bóc tách được triệt để 100% F0 ra khỏi cộng đồng. Bởi lẽ, có thể vẫn còn các ca bệnh không triệu chứng lẩn khuất trong cộng đồng, thế rồi các ca bên ngoài xâm nhập vào vì đang thực hiện giãn cách xã hội nhưng chúng ta vẫn giao thương, đi lại để cung ứng hàng hóa, nhu yếu phẩm, vẫn thực hiện "mục tiêu kép" và tình hình dịch bên ngoài cũng rất phức tạp, vẫn còn những người ra vào Hà Nội.

Trong thời gian tới, tôi nghĩ ngoài một số các biện pháp phòng, chống dịch đã và đang được thực hiện, Hà Nội cần tập trung vào 3 vấn đề trọng tâm.

Một là, Hà Nội vẫn còn điều kiện truy vết, truy vết để bóc tách F0, tìm kiếm ổ dịch phong tỏa dập tắt càng sớm càng tốt. Các ca bệnh trong cộng đồng có thể được phát hiện sớm hơn thông qua xét nghiệm khu vực nguy cơ, xét nghiệm những đối tượng nguy cơ hoặc xét nghiệm những người ho, sốt, khó thở...

Hai là, tiếp tục có kế hoạch xét nghiệm diện rộng có trọng tâm, trọng điểm để vừa phát hiện các trường hợp F0 lẩn khuất trong cộng đồng, vừa để đánh giá nguy cơ trên địa bàn. Khi phát hiện ra rồi phải phong tỏa, truy vết càng sớm càng tốt. Phải phong tỏa chặt chẽ ổ dịch mới (nếu phát hiện ra) kết hợp với việc giãn cách thật nghiêm, thực chất trong khu phong tỏa. Chỉ có giãn cách mới cách ly được người mắc bệnh với người bình thường, không để lây nhiễm chéo trong khu phong tỏa.

Ba là, giữ vững "vùng xanh" (vùng không có dịch). Khi phát hiện "vùng xanh" có ca mắc mới thì ngay lập tức phải tích cực truy vết. Nếu lơ là, chủ quan thì dễ dẫn đến việc "vùng xanh" có nguy cơ thành "vùng đỏ". Đặc biệt, nếu "vùng xanh" mà có đặc điểm là nơi đông đúc, nhiều ngõ, ngách nhỏ và diện tích chật hẹp cùng với khả năng tiếp xúc lớn thì dịch rất nhanh bùng lên.

Về tiêu chí để Hà Nội có quyết định tiếp tục giãn cách, chuyên gia cho rằng, không chỉ căn cứ vào số ca bệnh mà phải dựa trên nhiều yếu tố. Nguy cơ dịch bệnh bên trong, bên ngoài, nhu cầu làm ăn kinh tế, nguy cơ dịch theo từng địa bàn… Vấn đề mấu chốt là khi nới lỏng thì có kiểm soát được dịch bệnh hay không? Bởi vì đảm bảo sức khỏe người dân vẫn là ưu tiên hàng đầu.

comment Bình luận

largeer