Đau răng uống thuốc gì?
Đau răng khiến cho nhiều người gặp phiền phức cũng như khó chịu. Có khá nhiều cách để chữa trị đau răng như đến bác sĩ nha khoa, sử dụng các thủ thuật; giảm đau tại nhà từ các nguyên liệu sẵn có hay sử dụng thuốc. Sử dụng thuốc là phương pháp phổ biến nhất. Vậy đau răng uống thuốc gì? Sau đây là bài viết sẽ cung cấp cho bạn thông tin về đau răng, thuốc sử dụng khi đau răng thường dùng.

Đau răng thường gặp ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân gây đau răng
Đau răng được hình thành bởi rất nhiều nguyên nhân có thể kể đến đó là:
- Vi khuẩn có trong khoang miệng sẵn có
- Mảng bám trên răng tạo ra do các thức ăn và các vi khuẩn có sẵn hình thành. Chúng có thể gây ra các bệnh khác như viêm lợi, viêm quanh răng.
- Cao răng – màng bám trên mặt răng. Nguyên nhân do nước bọt và mùn thức ăn hình thành.
- Do các trái cây vị chua, đồ uống có ga làm mòn men răng.
- Những đồ uống như bia, rượu làm ức chế sản xuất nước bọt.
- Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, nhất là vùng răng hàm khó để vệ sinh.
- Răng thiếu dinh dưỡng để cấu tạo răng.
- Trẻ em suy sức đề kháng khi mắc một số bệnh. Người già mắc các bệnh viêm lợi
- Rối loại nội tiết tố như viêm lợi dậy thì, khi có kinh nguyệt, thai nghén hay độ tuổi mãn kinh
- Do tai nạn trong lúc sinh hoạt.
Đau răng uống thuốc gì?
Có khá là nhiều câu trả lời cho câu hỏi Đau răng uống thuốc gì nhưng sau đây là một số loại thuốc tiêu biểu bạn có thể biết đến.
Thuốc kháng sinh: Hai loại thuốc kháng sinh có tên là beta lactam và metronidazok. Chúng thường được bác sĩ kê đơn vì có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn trong khoang miệng tốt. Một số loại khuốc kháng sinh khác đó là doxycyclin, spiramycin, amoxicyclin, tetracylin…
Thuốc giảm đau: Loại thuốc có tên paracetamol, aspirin sẽ giúp bạn giảm thiểu cơn đau răng thức thời nhanh chóng và hiệu quả.
Nếu có thể hãy bổ sung thêm một số loại vitamin để giảm thiểu những cơn đau nhức sau này vitamin D3, B2, A, C…
Một số cách chữa đau răng khác
Nếu bạn đang đau răng mà không sẵn thuốc, có thể áp dụng một số phương pháp làm giảm đau răng tại nhà đó là:
Dùng đá lạnh bọc trong lớp vải mỏng và sạch, trườm lên khu vực răng bị đau. Sau khoảng vài phút, cơn đau sẽ dịu lại.
Nếu bạn chịu được mùi tỏi thì hãy dập nhỏ nhánh tỏi đã phơi khô và trộn với muối. Đưa hỗn hợp vào phần răng bị đau để có thể xoa dịu cơn đau răng tức thời.
Hãy nhai một ít lá bạc hà ở bên răng đang bị đau. Nếu không sẵn dầu bạc hà, hãy dùng một ít dầu bạc hà để trà sát lên phần răng bị đau.
Dùng một ly nước ấm hòa với muối để súc miệng.

Đau răng uống thuốc gì? Ngoài dùng thuốc có rất nhiều biện pháp giảm đau răng tức thời
Cách phòng tránh đau răng hiệu quả
- 6 tháng hãy đi khám nha khoa một lần và lấy cao răng.
- Đánh răng 1 ngày 2 lần, mỗi lần đánh khoảng 90 giây. Nếu có thể hãy sử dụng thêm nước xúc miệng.
- Với trẻ nhỏ, hãy vệ sinh răng miệng cho trẻ từ khi bé mọc răng ( trên 6 tháng tuổi). Khi 3 tuổi hãy tập cho cách các bé tự vệ sinh răng miệng.
- Ăn uống đầy đủ các chất có lợi cho răng và cũng hạn chế những thực phẩm phá hủy men răng.
Trên đây là bài viết Đau răng uống thuốc gì? Ngoài các thuốc mà bài viết vừa kể tên thì các bạn nên thăm khám bác sĩ nha khoa để có phương pháp chống đau răng hiệu quả nhất và tránh hệ lụy sau này. Hãy bảo vệ răng thật tốt nhất có thể.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am