Đi tiểu dắt và tiểu buốt ở phụ nữ chữa thế nào?

Tiểu buốt, tiểu dắt ở phụ nữ là một trong những bệnh phụ khoa nhiều người mắc phải hoặc cũng có thể là do hoạt động của đường tiết niệu gặp vấn đề.
28/04/2018 11:51

1. Tiểu dắt và tiểu buốt ở phụ nữ là bệnh gì?

Tiểu dắt, tiểu buốt ở phụ nữ là chứng tiểu khó, đau khi đi tiểu. Tình trạng này liên quan đến đường tiết liệu xuất phát từ nhiều nguyên nhân.

Bệnh này ở phụ nữ thường do bị vi khuẩn xâm nhập (chủ yếu là E.Coli) tới bàng quang qua đường niệu đạo. Sự ma sát, kích thích trong quá trình giao hợp, tác dụng của thuốc ngừa thai, các chất thải trong tử cung…dễ tạo cơ hội cho âm hộ bị viêm nhiễm. Ngoài ra, phải kể tới sự lây bệnh qua đường tình dục bởi các vi trùng bệnh lậu (gonocoque), trùng chlamydia…

  • Nguyên nhân tiểu dắt, tiểu buốt

Thói quen sinh hoạt nữ giới uống ít nước, cơ thể bị mất nước làm rối loạn hệ tiết niệu. 

Ăn uống nhiều đồ nóng, cay, có chất cồn sẽ kích thích bàng quang khiến mọi người bị buồn tiểu liên tục và buốt.

Bệnh viêm đường tiết niệu. Nước thải bị ứ dọng do viêm niệu đạo và viêm bàng quang. Cơ thể luôn có cảm giác muốn đi tiểu nhưng mỗi lần đi thì tiểu đau, khó và lượng nước tiểu ra ít.

Nhiễm trùng đường tiết niệu. Theo các chuyên gia tại Trung tâm Y tế đại học Maryland (Mỹ), 50% phụ nữ, đều bị nhiễm trùng đường tiết niệu ít nhất một lần trong đời. Từ 30-40% các bệnh nhiễm trùng tái phát trong vòng 6 tháng đầu tiên.

tieu dat tieu buot o phu nu

Đi tiểu dắt và tiểu buốt ở phụ nữ chữa thế nào? Khi bị bệnh này cơ thể luôn có cảm giác muốn đi tiểu nhưng mỗi lần đi thì tiểu đau, khó và lượng nước tiểu ra ít

Bệnh viêm phụ khoa như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo...ảnh hưởng trực tiếp đến hệ bài tiết. 

Bệnh lậu cũng là nguyên nhân gây ra tiểu dắt, tiểu buốt. Phụ nữ bị bệnh lậu sẽ có triệu chứng giống như bệnh viêm niệu đạo cấp tính nhưng kèm the một số biểu hiện nặng hơn như: khí hư ra nhiều có mùi hôi rất khó chịu, nước tiểu có màu trắng đục, có lẫn mủ trắng hoặc xám trong nước tiểu. Người bệnh thường có các cơn sốt cao kéo dài, tâm lý bất ổn và cơ thể suy nhược.

  • Triệu chứng tiểu dắt, tiểu buốt 

Khi đi tiểu cảm thấy nóng rát, ngứa ngáy khó chịu

Đi tiểu nhiều lần hơn bình thường, mỗi lần đi tiểu lại cảm thấy đau hơn

Khi tiểu thấy cảm giác đau buốt vùng bàng quang và vùng tiểu

Tiểu ra máu

Có thể kèm theo cảm giác

Buồn tiểu liên tục, mỗi lần tiểu được một ít

2. Những bài thuốc trị tiểu dắt, tiểu buốt

  • Rau đắng 15 – 20g khô hoặc sấy khô sắc uống thường xuyên
  • Lấy củ sắn dây cạo sạch vỏ, thái ra từng miếng phơi khô, đem sấy cho giòn. Sau đó giã nhỏ, rây thật mịn và hoà với đường uống. Dùng trong 10 ngày. 3. Rau mồng tơi sắc nước uống trong ngày có thể trị được bệnh tiểu dắt.
  • Lấy một miếng bí xanh to bằng cái bát con, gọt vỏ ngoài, giã vắt lấy nước và hòa thêm chút muối để uống. Cũng có thể gọt vỏ ăn sống, ăn được bao nhiêu thì tùy. Áp dụng một trong 2 cách trên trong 10 ngày, bệnh sẽ giảm.
  • Rễ cỏ tranh, râu ngô, bông mã đề, củ sả, đậu đen, lượng bằng nhau, tất cả rửa sạch, phơi khô, sắc uống ngày 2 – 3 lần. Dùng trong 1 tuần.
tieu dat tieu buot o phu nu.jpg 1

Mọi người có thể áp dụng những bài thuốc dân gian từ bí đao, râu ngô, rau má...để chữa tiểu dắt, tiểu buốt

  • Lá mảnh cộng tươi rửa sạch, đem xay hoặc giã nhỏ vắt lấy nước cho uống 2 lần sau bữa ăn, mỗi lần một bát con.
  • Rau má rửa sạch, đem xay hoặc giã nhỏ vắt lấy nước uống.
  • Bầu đất 30g, mã đề 20g, râu ngô 20g. Sắc uống ngày một thang. Dùng 7 – 10 ngày.
  • Bồ công anh, mã đề, rau má, râu ngô, cam thảo dây, mía dò, rễ cỏ tranh, lượng bằng nhau, sắc uống ngày 2 – 3 lần. Dùng trong 1 tuần
  • Lấy 20 mề gà, lột lấy da vàng trong mề gà, rang cho cháy và tán nhỏ mịn, chia làm 4 lần để uống. Mỗi ngày uống vài lần với nước sôi để nguội. Ngoài ra cần ăn thêm các loại hoa quả như chanh, cam hoặc đậu xanh nấu, trứng gà tươi. Kiêng ăn các loại cay nóng như ớt, hạt tiêu…
  • Búp tre, rau má, mỗi thứ 20g, để tươi, rửa sạch, giã nát với vài hạt muối, thêm nước gạn uống ngày 2 lần. Uống 1 tuần.
  • Hoa súng 15g, râu ngô 15g, rễ cỏ tranh 10g, rau má 10g, rau diếp cá 10g. Sắc lấy nước uống 2 lần trong ngày.
  • Kim anh tử 1,5kg, đường trắng vừa đủ dùng. Cách chế: Kim anh tử rửa sạch, nấu thành cao, cho thêm đường trắng, trộn đều, chữa chứng tiểu dắt ở trẻ em. Mỗi lần uống 1 thìa canh, ngày 2 lần.
  • Lá bìm bìm, lá mảnh cộng, dùng tươi, lượng bằng nhau 50g, săc uống. Dùng 7 – 10 ngày.
comment Bình luận

largeer