Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn điều trị bằng I-131

Ung thư tuyến giáp là bệnh phổ biến nhất trong các ung thư của hệ thống tuyến nội tiết. Bệnh có tiên lượng khá tốt, nếu phát hiện từ giai đoạn đầu thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh cao. Theo Globocan 2020, trên thế giới ung thư tuyến giáp đứng thứ 9. Ở Việt Nam ung thư tuyến giáp đứng thứ 10, chiếm khoảng 3% các loại ung thư.
11/10/2023 16:02

Ung thư tuyến giáp có xu hướng phát triển khi độ tuổi ngày càng cao, nguy cơ ở nữ giới cao hơn nam giới. Điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa bằng phương pháp phối hợp: Phẫu thuật cắt tuyến giáp, điều trị bằng thuốc phóng xạ i ốt (I-131) để tiêu diệt tế bào tuyến giáp tồn dư và tổ chức di căn nếu có, sau đó bổ sung hormon tuyến giáp.

huong-dan-cach-giu-va-thoi-gian-bao-quan-thuc-pham-trong-mua-he-3-7898

(Ảnh: CDC Quảng Ninh)

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn điều trị bằng I-131

Nguyên tắc dinh dưỡng

- Cung cấp đủ năng lượng 30-40 kcal/kg thể trọng/24h tùy mức độ lao động.

- Cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, chất xơ, vitamin và khoáng chất

- Lượng nước: Tối thiểu 40ml/kg cân nặng/ngày (tăng nhu cầu nếu người bệnh bị sốt, nôn hoặc tiêu chảy…) để bảo vệ bàng quang và các mô khỏe mạnh khác.

- Lượng muối (không chứa i ốt): 6g/ngày.

- Không sử dụng thực phẩm có hàm lượng i ốt cao (trên 20µg/100g) với thời gian từ 2 đến 3 tuần trước và trong giai đoạn điều trị bằng i ốt 131. Lượng i ốt hạn chế 

- Khi bệnh ổn định, lượng i ốt không vượt quá nhu cầu khuyến nghị là 150µg/ngày.

Vì sao phải ăn kiêng thực phẩm giàu i ốt?

Chế độ ăn hạn chế i ốt là một chỉ định bắt buộc nhằm mục đích hạ thấp nồng độ i ốt trong máu để thuốc i ốt phóng xạ (I -131) tập trung vào nang giáp, tiêu diệt tế bào tuyến giáp tồn dư và di căn giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh

Thời gian ăn kiêng thực phẩm giàu i ốt?

Chỉ ăn kiêng từ 2 -3 tuần các thực phẩm giàu i ốt trước và trong khi điều trị bằng liệu pháp i ốt phóng xạ (I-131). Ngoài thời gian trên người bệnh ăn uống bình thường, không cần kiêng thực phẩm giàu i ốt.

Lời khuyên của bác sĩ dinh dưỡng

Empty

Thực đơn mẫu

Bệnh nhân 50kg; Năng lượng 1500 -1600 Kcal; Protein 65g

Empty

Thực phẩm thay thế tương đương

Nhóm đạm: 100g thịt lợn nạc tương đương với: 100g thịt bò, thịt gà; 120g tôm, cá nạc.

Nhóm chất bột đường: 100g gạo tương đương 2 lưng bát cơm; 100g miến, 100g phở khô; 100g bún khô; 250g bánh phở tươi; 300g bún tươi; 400g khoai củ các loại.

Nhóm chất béo: 1 thìa dầu ăn (5ml) tương đương với 8g lạc hạt, 8g vừng.

Muối: 1g muối ăn không i ốt tương đương với 5ml nước mắm.

Theo Bệnh viện Bạch Mai

comment Bình luận

largeer