Đừng dại mà ăn dứa theo cách này
Dứa là loại quả giàu vitamin B1, B2, C cùng nhiều khoáng chất có lợi như magie, photpho... được nhiều người ưa chuộng nhưng nếu ăn dứa theo cách này thì thật sai lầm.

Dứa là loại quả giàu vitamin và khoáng chất
Về thành phần hóa học, trong 100g dứa ta có 90,5g nước, 0,8g protid, 1g axit hữu cơ, 6,5 glucid, 15mg canxi, 17mg photpho, 0,5mg sắt, 24mg vitamin C và các loại vitamin khác như vitamin B1, B2, PP, caroten, v.v...
Đã có công trình nghiên cứu cho thấy enzyme của quả dứa có khả năng chữa bệnh tim do có thể làm tan máu tụ dẫn đến cơn đau tim. Những người bị cao huyết áp nên ăn dứa để tránh nguy cơ tụ máu dẫn đến tai biến mạch máu não.
Ngoài ra, ăn dứa hàng ngày sẽ tốt cho hệ tiêu hóa, tăng hệ miễn dịch, chống viêm khớp,... và chống ôxi hóa, giúp cho chị em phụ nữ có làn da đẹp mịn màng.
Tuy nhiên, khi ăn dứa lại phải rất thận trọng bởi dứa có thể gây nên chứng ngộ độc hay còn gọi là dị ứng rất nguy hiểm, nhiều trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân gây ra dị ứng, ngộ độc dứa là do một loại nấm độc Candida tropicalis thường gặp trên mặt đất ẩm. Loại nấm này phát triển mạnh về mùa hè trùng với mùa dứa chín.
Do cây dứa mọc thấp, quả dứa nằm gần kề mặt đất, thêm nữa vỏ dứa xù xì, mắt ăn sâu vào thân quả nên nầm càng dễ bám.
Trong quá trình thu hái, vận chuyển, quả dứa cũng thường được đổ đống dưới đất, nếu quả nào bị dập, úng, thối, nấm Candida có thể xâm nhập và phát triển bên trong làm một số người ăn phải sẽ mắc bệnh.
Những điều cần tránh khi ăn dứa

Đừng dại mà ăn dứa theo cách này. Ăn dứa khi còn xanh
- Không ăn dứa bị dập, nát
Dứa là loại cây bụi mọc sát mặt đất, vỏ lại xù xì nên quả là nơi cư trú của nấm. Khi dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển, xâm nhập sâu vào trong quả, gây ngộ độc cho người ăn. Các triệu chứng ngộ độc thường thấy là mệt mỏi, khó chịu, ngứa ngáy, nổi mề đay.
- Không ăn trực tiếp khi còn xanh
Ăn hoặc uống nước ép dứa chưa chín rất nguy hiểm. Lúc này, dứa rất độc hại, rất dễ gây tiêu chảy nặng và nôn mửa. Ăn quá nhiều lõi dứa có thể khiến cho những búi chất xơ hình thành trong đường ruột.
- Tránh ăn dứa khi đói
Dứa là trái cây nhiều nước, mát, rất thích hợp trong mùa hè. Tuy nhiên, nếu bạn ăn khi đói sẽ khiến cơ thể bị nôn nao, khó chịu. Nguyên nhân là do các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột.
Cách ăn dứa an toàn
- Chọn mua dứa tươi và lành lặn, không bị dập nát.
- Gọt bỏ hết vỏ và mắt dứa.
- Nếu ăn trực tiếp (ăn sống) thì cần cắt nhỏ miếng dứa rồi ngâm vào nước muối nhạt khoảng 10 phút để loại bỏ nấm độc đồng thời ức chế enzym phân giải protein khiến người ăn không bị rát lưỡi.
- Đối với người có cơ địa mẫn cảm, hay bị dị ứng và trẻ em nên ăn dứa đã xào, nấu, giảm khả năng gây dị ứng.
- Không nên ăn dứa khi đói vì các axit hữu cơ và bromelin tác động mạnh vào dạ dày, ruột, gây nôn nao khó chịu.
- Người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa.
-
Món ăn gây nghiện - kem tươi
-
Ăn xoài có bị nổi mụn không?
-
Trẻ biếng ăn - khó hoà nhập xã hội

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm