Có nên ăn dứa khi đói không?
1. Có nên ăn dứa khi đói không?
Dứa là nguồn dưỡng chất dồi dào với hàm lượng vitamin C, mangan, đồng và folate cung cấp cho cơ thể. Hơn nữa, dứa cũng là nguồn dưỡng chất duy nhất của bromelain (hợp chất thực vật).
Bromelain được gắn liền với nhiều lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như tăng cường chức năng miễn dịch, phòng chống ung thư, cải thiện vết thương, chữa bệnh và sức khỏe đường ruột tốt hơn.

Dứa là loại trái cây có hàm lượng vitamin C dồi dào
Dứa tươi có chứa 50 calo trong 100g và 83 calo với 165g và hầu như. Chúng bao gồm 86% là nước và 13% là carbs không có protein hoặc chất béo.
Mặc dù dứa có chứa nhiều khoáng chất có lợi cho sức khoẻ nhưng trong dứa còn chứa các enzyme phân giải protein rất mạnh, nếu ăn khi đói, chúng sẽ gây tổn thương dạ dày.
Hơn nữa, dứa là loại quả không thích hợp cho những người bị đau dạ dày, do quả dứa có nhiều axit hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày.

Có nên ăn dứa khi đói không? Theo các chuyên gia, không nên ăn dứa khi đói làm ảnh hưởng đến dạ dày
Bên cạnh đó, ở mắt dứa có một loại nấm có tên candida trepicalis nhất là những quả dập nát, là nguyên nhân chính gây ra ngộ độc dứa, nên khi chế biến cần loại bỏ quả dập nát loại bỏ hết mắt để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
2. Lợi ích của dứa
- Hỗ trợ hệ miễn dịch
Vitamin C là loại vitamin cần thiết hằng ngày cho phụ nữ (100%) và hơn 88% cho đàn ông. Hơn nữa, vitamin C cũng có chức năng chính như một chất chống oxy hóa tan trong nước của cơ thể, giúp cơ thể chống lại các gốc tự do.
Điều này khiến cho vitamin C trở nên vô cùng hữu dụng trong việc chống lại những bệnh lý như bệnh tim, xơ vữa động mạch và đau khớp.

Nhờ có nguồn vitamin C dồi dào, dứa có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch hiệu quả
- Giúp xương chắc khỏe
Loại quả này chứa gần 75% lượng mangan (một khoáng chất quan trọng) cần thiết cho cơ thể, có vai trò quan trọng trong việc phát triển xương và các mô liên kết. Do đó, dứa là một lựa chọn hoàn hảo cho những người bị lão hoá xương.
- Tốt cho hệ tiêu hóa
Dứa chứa nhiều chất xơ giúp hệ tiêu hóa được tốt hơn. Tuy nhiên, khác với nhiều loại rau quả khác, dứa chứa một lượng đáng kể bromelain, một loại enzym phân hủy protein, từ đó đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.
- Chống viêm
Bromelain là dưỡng chất có đặc tính chống viêm, có thể giúp làm giảm nguy cơ đau khớp và sưng tấy. Viêm quá mức có thể dẫn tới một loạt các bệnh nguy hiểm, bao gồm cả ung thư. Theo một số nhà dinh dưỡng học thì bromelain có thể giúp phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu cụ thể về việc liệu bromelain trong dứa có kết quả tương tự hay không.
- Ngăn ngừa đông máu
Bromelain có thể ngăn ngừa hình thành máu đông, vì vậy dứa là thực phẩm tốt cho những người hay phải đi máy bay và những người có nguy cơ bị đông máu.

Trong dứa có chứa bromelain có thể ngăn ngừa hình thành máu đông
- Giảm triệu chứng cảm lạnh thông thường
Ngoài chứa nhiều vitamin C, bromelain trong dứa cũng có tác dụng giảm bớt đờm trong cổ họng. Nếu bị cảm lạnh và ho có thể ăn vài miếng dứa. Đặc biệt những người bị dị ứng nên bổ sung dứa vào chế độ ăn hàng ngày của mình để giảm đờm trong xoang lâu dài.
3. Nguy hại của dứa với sức khỏe
- Ăn quá nhiều dứa có thể dẫn đến sưng hoặc đau môi, rát lưỡi và má trong. Đây là biểu hiện do bromelain có đặc tính làm mềm thịt. Tình trạng này sẽ chấm dứt trong vòng vài giờ, nhưng nếu nó vẫn tiếp tục, có thể bị phát ban, nổi mề đay hoặc khó thở, lúc đó, nên tìm kiếm trợ giúp y tế ngay lập tức.
- Trường hợp bị phát ban, nổi mề đay hoặc khó thở nặng hơn sẽ dẫn tới dị ứng với dứa.
- Ít ai biết rằng quá nhiều vitamin C có thể dẫn đến tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, ợ nóng, nôn mửa, đau đầu và mất ngủ. Hơn nữa, quá nhiều bromelain có thể gây phát ban da, nôn mửa, tiêu chảy và kinh nguyệt không đều. Bromelain cũng có thể tương tác với một số loại thuốc.

Ăn quá nhiều dứa có thể dẫn đến dị ứng dứa ở những người có cơ địa nhạy cảm
- Những người sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống đông máu, chống co giật, chống trầm cảm, chống mất ngủ và thuốc an thần không nên ăn quá nhiều dứa.
- Ăn dứa chưa chín hoặc uống nước ép dứa chưa chín rất nguy hiểm. Do lúc này, dứa vô cùng độc hại với con người và có thể dẫn đến tiêu chảy nặng và nôn mửa. Ăn quá nhiều lõi dứa có thể khiến cho những búi chất xơ hình thành trong đường ruột.
-
Có nên uống bột sắn dây khi đói không?
-
Có nên uống trà khi đói không?
-
Có nên ăn mì tôm khi đói không?

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm