Giải đáp thắc mắc: Sữa mẹ rã đông có mùi phải làm sao?

Hiện nay, sữa trữ đông đã không còn xa lạ với các mẹ bỉm sữa đang trong thời kì cho con bú bằng sữa mẹ nữa. Sữa trữ đông giờ đây chính là giải pháp tối ưu cho những mẹ có lượng sữa về không đều, vắng nhà hay đi làm trở lại sớm.
01/09/2018 15:14

 Với giải pháp này, các con có đủ lượng sữa để bú nhưng lại gặp phải một tình trạng là sữa sau khi rã đông có mùi hôi. Bài viết này sẽ giúp bạn và các mẹ bỉm sữa giải đáp thắc mắc Sữa mẹ rã đông có mùi phải làm sao để yên tâm hơn khi cho con sử dụng sữa ra đông nhé!

Nguyên nhân sữa mẹ có mùi

Sữa mẹ có mùi đang là hiện tượng khiến nhiều mẹ bỉm sữa hết sức lo lắng. Vậy sữa mẹ có mùi do đâu? Có hai trường hợp có thể xảy ra, ngay sau khi vắt ra sữa mẹ đã bị hôi và sau quá trình bảo quản trong tủ lạnh, tủ đông thì sữa mẹ bị hôi, thực hiện rã đông thì có mùi.

Trường hợp 1: ngay sau khi vắt ra sữa mẹ đã bị hôi

- Mẹ sử dụng thuốc: đặc biệt là các loại thuốc tây như thuốc bổ  hay kháng sinh. Sữa mẹ sẽ bị hôi hoặc nhiễm mùi thuốc.

- Chế độ ăn của mẹ: Sữa mẹ sẽ có thể bị ảnh hưởng đến mùi khi mẹ ăn nhiều thực phẩm tanh và nặng mùi như tỏi, cá, dầu cá,…

- Đầu ngực của mẹ không được vệ sinh kỹ: lúc này, lượng sữa dư còn đọng lại ở đầu ngực mẹ sẽ bắt đầu bị ôi và có mùi chua. Hơn nữa, trong trường hợp này vi khuẩn rất dễ xuất hiện và làm hại cả mẹ lẫn bé.

sua-me-ra-dong-co-mui-phai-lam-sao-1

Nguyên nhân sữa mẹ rã đông có mùi

Trường hợp 2: Sữa mẹ bị hôi sau quá trình bảo quản trong tủ lạnh

- Enzyme lipase: Đây là một loại enzyme có trong sữa mẹ, nó có tác dụng bẻ gãy chất béo thành các axit béo, hỗ trợ bé tiêu hóa. Đối với khi bé bú trực tiếp thì quá trình này sẽ diễn ra sau khi sữa đã nằm trong dạ dày của bé. Do vậy, đây là hiện tượng vô cùng bình thường và không ảnh hưởng gì đến bé.

- Sữa được bảo quản không đúng cách: bình hay túi trữ sữa không được khử trùng đúng cách khiến cho sữa bị nhiễm vi khuẩn và sẽ bị chuyển mùi.

- Sữa bị quá hạn sử dụng: thực phẩm nào cũng có hạn sử dụng và sữa mẹ cũng không ngoại lệ. Ở nhiệt độ phòng thì sữa mẹ chỉ để được trong 4 giờ, 2-3 ngày trong ngăn mát, 3 – 6 tháng trong tủ đá và với tủ đông thì được từ 6 tháng – 1 năm. Sau những khoảng thời gian trên thì sữa mẹ cũng đã bị biến chất và không còn đảm bảo chất lượng.

Vậy sữa mẹ rã đông có mùi phải làm sao?

Sữa mẹ rã đông có mùi phải làm sao luôn là câu hỏi mà mọi người thắc mắc. Dưới đây sẽ là một số cách để rã đông sữa mẹ mà các mẹ nên chú ý:

Đối với sữa để ngăn mát tủ lạnh:

Túi sữa sau khi được lấy ra từ tủ lạnh sẽ được ngâm trong nước 40 độ C để đạt được nhiệt độ phù hợp. Không dùng nước quá nóng để ngâm sữa vì nước nóng sẽ làm giảm bớt các chất có trong sữa mẹ.

Các mẹ nên lưu ý lấy đủ lượng sữa cho con vì sau khi lấy ra ngoài tủ lạnh sữa sẽ không để cấp đông trở lại.

Các mẹ cũng lưu ý không dùng lò vi sóng để rã đông sữa cho con vì nhiệt độ cao sẽ làm mất bớt các chất dinh dưỡng cũng như có thể bé sẽ bị phỏng.

sua-me-ra-dong-co-mui-phai-lam-sao-2

Hãy rã đông sữa cho bé đúng cách để ngăn mùi lạ

Đối với sữa để ngăn đá, ngăn đông tủ lạnh:

Sữa sau khi rã đông sẽ có mùi xà phòng, thường thì các con vẫn uống được và không có ảnh hưởng đến các con. Nhưng dưới đây là cách để giảm bớt mùi cho sữa rã đông (cách này tiến hành khi sữa mới được vắt ra):

Bước 1: Mẹ vắt sữa ra ly hoặc cốc thủy tinh, khuấy đều sữa và chất béo

Bước 2: Cho sữa vào nồi đun, lưu ý không để sữa sôi (khoảng 82 độ C)

Bước 3: Cho sữa ra cốc thủy tinh rồi cho ngay cốc thủy tinh vào thau nước đá để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn

Bước 4: Tiến hành cho sữa vào túi trữ sữa có ghi rõ ngày tháng và cấp đông

Lưu ý: Sữa đun theo cách này sẽ bị mất đi một số chất tuy nhiên không đáng kể mà lại giảm được mùi hôi sau khi rã đông

Tất cả các dụng cụ dùng trong các bước trên phải được khử trùng sạch sẽ.

Bây giờ thì các mẹ đã giải đáp được thắc mắc Sữa mẹ rã đông có mùi phải làm sao rồi. Chúc các mẹ thành công!

comment Bình luận

largeer