Sữa chua làm từ sữa mẹ có ăn được không?

Sữa chua từ sữa mẹ là một công thức ngon đang được nhiều người áp dụng cho bé. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu thực hiện không đúng cách dễ làm mất hết chất trong sữa mẹ và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
12/04/2018 11:49

Sữa chua từ sữa mẹ có ăn được không?

Sữa chua là món ăn ngon là rất tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt với trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, việc ăn sữa chua còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, làm xương bé chắc khỏe nhờ chứa hàm lượng canxi cao.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô tận không thể phủ nhận được. Việc sử dụng sữa mẹ làm sữa chua không những trở thành món ăn ngon mà còn có thể làm tăng lượng dinh dưỡng lên rất nhiều.

sua chua lam tu sua me co an duoc khong

Sữa chua làm từ sữa mẹ có ăn được không? Sữa chua làm từ sữa mẹ rất giàu dinh dưỡng nếu như biết cách chế biến

Bởi vậy, việc làm sữa chua từ sữa mẹ cho bé ăn là rất tốt. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, khâu chế biến món ăn này vô cùng quan trọng quyết định tới thành phần dinh dưỡng và tính an toàn của sản phẩm.

Mất hết dinh dưỡng với sữa chua từ sữa mẹ sai cách

Hiện nay có rất nhiều bài viết chia sẽ về cách làm sữa chua từ sữa mẹ trên các diễn đàn của các mẹ bỉm sữa. Cách làm sữa chua này được thực hiện như sau:

- Tận dụng sữa mẹ trữ đông hoặc sữa bé bú không hết trong 1 cữ.

- Thanh trùng bằng cách đun nóng đến khi thấy bọt lăn tăn, nhiệt độ lúc này được 80 độ C.

- Nhanh chóng cho sữa mẹ đã đun vào nước đá đến khi sữa nguội còn 45 độ C để sữa không bị tách nước và đông đặc lại.

- Khi sữa đã nguội bớt, mẹ cho 4 thìa cà phê sữa chua không đường và 2 thìa cà phê đường vào sữa mẹ, khuấy đều cho tan.

- Cho sữa mẹ vào các hũ thủy tinh đã được tiệt trùng, ủ trong nước ấm 40 – 50 độ C trong vòng 4 – 8 tiếng tùy vào việc mẹ muốn thành phẩm có vị chua nhiều hay ít.

- Sau khi đã hoàn thành, các mẹ tiến hành bảo quản sữa trong tủ lạnh. Khi cho bé ăn thì hâm lại bằng máy hâm sữa.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phương pháp làm sữa chua trên nghe có vẻ là khoa học và được nhiều người áp dụng thành công. Sản phẩm được tạo ra có mùi thơm đặc biệt không giống sữa chua bán ngoài tiệm, nhưng được các mẹ thích thú.

Tuy nhiên, cách làm trên lại không hề tốt cho sức khỏe của trẻ. Theo Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thị Thu Hà, Trưởng khoa Hậu sản M, Bệnh viện Từ Dũ, sữa mẹ khi để ngoài quá lâu sẽ bị giảm dần các chất dinh dưỡng. do vậy khi tận dụng sữa thừa do con bú không hết để làm sữa chua là không hiệu quả. Trên thực tế, sữa mẹ sau khi đã vắt ra, nếu để ở nhiệt độ thường thì chỉ để được 4 giờ. Sau 4 giờ, các chất dinh dưỡng sẽ dần mất đi.

Đối với sữa trữ đông hâm nóng lại, nếu trẻ không bú hết thì phải đổi đi do dinh dưỡng trong sữa không còn nữa. Nếu dùng sữa này để làm sữa chua cho bé ăn thì không hề có tác dụng dinh dưỡng nào mà chỉ khiến bé thêm no bụng.

Cũng theo Phó  giáo sư, bác sĩ Tạ Thị Tuyết Mai, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định TP HCM: Sữa mẹ nếu đun nóng đến 80 độ C sẽ khiến cho các kháng thể quý giá trong sữa mẹ mất hết đi. Dù là không đun sôi thì dưỡng chất trong sữa mẹ cũng không còn nữa.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, phương pháp làm sữa chua từ sữa mẹ trên được áp dụng cho 2 thìa được vào. Đây là việc không hề tốt cho răng nướu mới mọc của trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, đường còn khiến cho các bé có cảm giác no lâu, do vậy bé sẽ lười bú ở những bữa sau.

Công thức làm sữa chua từ sữa mẹ đảm bảo dinh dưỡng

Thực ra, các làm sữa chua từ sữa mẹ vừa ngon lại bổ dưỡng không hề khó như các mẹ nghĩ. Khâu quan trong nhất trong cách chế biến món ăn này là làm ấm sữa.

- Đầu tiên mẹ vắt sữa trực tiếp ra bình hoặc dùng sữa trữ đông trong tủ lạnh để làm sữa chua.

- Cho sữa vào ngâm nước nóng dưới 70 độ C để hâm nóng, hoặc cũng có thể hâm bằng máy hâm sữa. Việc hâm sữa ở nhiệt độ dưới 70 độ C sẽ giúp đảm bảo chất dinh dưỡng trong sữa không bị mất đi.

- Ngâm sữa vào nước đá và để nguội đến khi sữa còn khoảng 45 độ C ( mẹ nên dùng nhiệt kế đo cho chính xác).

- Cho vào sữa mẹ 2 thìa sữa chua không đường để tạo men giúp sữa chua nhanh. Không nên cho đường vào.

- Sau đó chứa vào các hũ thủy tinh nhỏ đã được tiệt trùng bằng nước sôi. Đậy kín nắp rồi ủ trong nước ấm khoảng 40 độ C trong 4-8 giờ. Việc ủ càng lâu sẽ khiến cho sữa càng chua, nhưng bạn nhớ không được ủ quá 12 giờ.

sua chua lam tu sua me co an duoc khong 1

Khi làm sữa chua từ sữa mẹ không được hâm nóng ở nhiệt độ quá 70 độ C

- Bảo quản sữa chua trong tủ lạnh và trước khi ăn nên hâm nóng sữa chua lại ở nhiệt độ 40 độ C.

Lưu ý khi cho bé ăn sữa chua từ sữa mẹ

- Khi trẻ được trên 6 tháng tuổi thì mới nên cho ăn sữa chua từ sữa mẹ do đường ruột bé đã ổn định.

- Không nên cho bé ăn sữa chua từ sữa mẹ khác  vì có thể khiến bé bị lây bệnh.

- Tùy thuộc vào tần suất mở tủ lạnh mà thời gian bảo quản trong tủ mát từ 4-7 ngày. Khi bảo quản nên để sữa chua trong tủ lạnh thay vì để ngoài cánh cửa. Sau thời gian này nếu bé không ăn hết thì mẹ nên đỏ bỏ hết đi.

- Những công cụ trữ sữa đều đã được tiệt trùng.

Việc cho bé bú trực tiếp lúc nào cũng là cách tốt nhất cho bé phát triển. Việc làm sữa chua từ sữa mẹ để đổi món cho trẻ là không cần thiết và không thể thay thế bữa chính được. Do vậy, mẹ chỉ nên làm khi bé lười không chịu bú. Và trong 6 tháng đầu đời cần cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ để bé được khỏe mạnh và phát triển tốt nhất.

comment Bình luận

largeer