Giấy chứng nhận tiêm vaccine COVID-19 có ý nghĩa như thế nào?
Tính tới chiều 22/6, Việt Nam đã thực hiện tiêm 2.422.643 liều vaccine phòng COVID-19. Mục tiêu của nước ta là tiêm cho 150 triệu liều cho 70% dân số để đạt miễn dịch cộng đồng.
Nhiều người thắc mắc sau tiêm, họ có được cấp giấy chứng nhận hay không. Giấy chứng nhận sẽ có ý nghĩa như thế nào? Liệu chúng ta có thể sử dụng giấy này cho việc đi lại hay giảm thời gian cách ly khi từ các địa phương có dịch tới nơi khác?
Ai sẽ cấp giấy chứng nhận cho người tiêm vaccine COVID-19?
TS Nguyễn Minh Hằng - Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, cho hay cơ sở sẽ cấp giấy chứng nhận cho những người đã tiêm vaccine COVID-19 một hoặc 2 mũi.

Vấn đề này Bộ Y tế đã đề cập trong Chỉ thị 05 ngày 30/3 về việc tăng cường công tác tiêm chủng vaccine COVID-19.
Cụ thể, Bộ Y tế yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số công việc, bao gồm cấp giấy chứng nhận tiêm chủng cho người dân.
Tiến sĩ Hằng cho biết hiện tại, ý nghĩa của tờ giấy này chỉ là chứng nhận việc một người đã được tiêm vaccine COVID-19.
“Vì vậy, việc họ có thể đi lại, nhập cảnh vào các quốc gia khác hay không còn phụ thuộc vào chính sách của từng nước, không chỉ tờ giấy này. Có quốc gia xem giấy chứng nhận này là đủ. Quốc gia khác lại cần các chính sách khác ngoài tờ giấy này”, Cục phó Cục Y tế Dự phòng cho hay.
Theo tìm hiểu của phóng viên, tại Bệnh viện E (Hà Nội), nơi đang triển khai tiêm vaccine cho các đối tượng ưu tiên, người tiêm được cấp giấy chứng nhận sau 7-10 ngày, trong đó có dấu đỏ của bệnh viện. Đây là thời gian để hoàn thiện hồ sơ, bao gồm chữ ký của các bộ phận liên quan.
Đối với những người thuộc diện ưu tiên do Bộ Y tế đề xuất được tiêm vaccine tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cơ sở y tế sẽ này gửi giấy chứng nhận về Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng, Bộ Y tế. Bộ phận này sẽ gửi giấy chứng nhận về các cơ quan.
Người đã tiêm vaccine chưa được giảm thời gian cách ly
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cũng cho biết hiện Việt Nam nỗ lực tiêm vaccine COVID-19 cho người dân. Đặc biệt, TP.HCM đang thực hiện chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử.
Do đó, không phải địa điểm nào tiêm xong cũng có thể cấp giấy chứng nhận ngay cho người dân. Giấy chứng nhận tiêm vaccine hiện cũng không có nhiều ý nghĩa như nhiều người kỳ vọng.
Tuy nhiên, ông Sơn khẳng định trong tương lai, tất cả người đã tiêm vaccine COVID-19 đều có giấy chứng nhận. Đồng thời, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19 và Bộ Y tế đang cân nhắc một số quyền lợi kèm theo giấy chứng nhận này, chẳng hạn việc đi lại trong nước dễ dàng hơn, giảm thời gian cách ly...
Về hộ chiếu vaccine, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho hay chúng ta chưa triển khai được trong nước. Song với khách quốc tế, Bộ Y tế đang giao Cục Y tế Dự phòng soạn thảo hướng dẫn về việc thí điểm tại Quảng Ninh. Những người có hộ chiếu vaccine có thể nhập cảnh vào tỉnh này.
PGS.TS Trần Đắc Phu - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, cũng cho biết Việt Nam đã có chủ trương cấp giấy chứng nhận tiêm chủng dạng điện tử, có ý nghĩa như “giấy thông hành”. Với giấy chứng nhận này, người sở hữu sẽ có những ưu đãi khi đi nước ngoài hoặc về thời gian cách ly, đi lại trong nước.
Tuy nhiên, chuyên gia này cho hay điều này chưa thể thực hiện ngay. Trong bối cảnh này, người dân cần tuân thủ nghiêm biện pháp 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Đặc biệt, người người đã tiêm vaccine cũng cần có tuân thủ nghiêm ngặt, tránh tư tưởng chủ quan, lơ là. Hiện nay, vaccine được khuyến cáo làm giảm khả năng lây nhiễm và mức độ nghiêm trọng khi mắc bệnh. Như vậy, người đã tiêm vẫn có nguy cơ nhiễm COVID-19.
Quyên Hà

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Phát hiện thêm công dụng mới trong thuốc điều trị ung thư của Singapore
Các nhà nghiên cứu Singapore phát hiện ra rằng một loại thuốc điều trị ung thư do nước này phát triển có thể trở thành thuốc điều trị mới cho 2 nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu thế giới.July 16 at 8:04 am -
Thái Lan sản xuất thuốc điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên được phát triển trong nước
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan đã sản xuất thuốc viên điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên – có tên Imcranib 100 - hoàn toàn được phát triển trong nước. Đây là kết quả của tầm nhìn khoa học và sự lãnh đạo của Công chúa hoàng gia Thái Lan - Giáo sư Tiến sĩ Chulabhorn Krom Phra Srisavangavadhana.July 15 at 9:13 am -
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am