Glôcôm bẩm sinh - nhận biết sớm để cứu lấy mắt trẻ

Glôcôm bẩm sinh là hình thái glôcôm thường gặp nhất trong các nhóm bệnh glôcôm ở trẻ em. Bệnh xảy ra do sự phát triển bất thường của hệ thống thoát lưu thuỷ dịch bên trong mắt. Đó có thể là những bất thường về cấu trúc của góc tiền phòng hoặc các cấu trúc khác của mắt.
21/04/2022 15:22

Vì trẻ sẽ không phàn nàn được nên việc bố mẹ phát hiện các dấu hiệu bất thường và điều trị sớm bệnh glôcôm bẩm sinh có thể ngăn ngừa mù loà cho trẻ.

Bệnh thường được phát hiện muộn sau sinh, với tỷ lệ cao hơn ở bé trái (65%) so với bé gái (35%). Thông thường xảy ra ở cả hai mắt với mức độ khác nhau.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Các dấu hiệu và triệu chứng thường khác so với bệnh glôcôm ở người lớn:

- Dấu hiệu điển hình nhất là giác mạc to, phù giác mạc (thường gọi là lồi mắt trâu)

- Bé thường sợ ánh sáng dữ dội, co quắp mi (nheo mắt, dụi mắt nhiều, không nhìn theo đồ chơi)

- Chảy nước mắt nhiều (do đau và chói sáng quá)

- Các dấu hiệu khác khi thăm khám như cung mạc mỏng, nhãn áp thường cao và tổn hại thị thần kinh thị giác.

Tuy nhiên một số bệnh khác cũng có thể có những dấu hiệu và triệu chứng tương tự, do đó cần thiết phải chẩn đoán phân biệt, như bệnh giác mạc to bẩm sinh, cận thị trục, viêm giác mạc hay loạn dưỡng giác mạc bẩm sinh, các sang chấn sản khoa gây mờ đục giác mạc, chảy nước mắt do tắc lệ đạo bẩm sinh...

Điều trị glôcôm bẩm sinh chủ yếu là phẫu thuật. Các thuốc hạ nhãn áp thường được dùng để chuẩn bị cho phẫu thuật hoặc bổ sung sau phẫu thuật. Theo dõi lâu dài là cần thiết, bao gồm kiểm tra, theo dõi nhãn áp và thần kinh thị giác.

Nếu trẻ có một trong các dấu hiệu nghi ngờ của glôcôm bẩm sinh như đã nêu, hãy đưa bé đến khám và tư vấn với bác sĩ nhãn khoa càng sớm càng tốt để giữ lấy thị lực cho mắt trẻ.

Bệnh Viện Mắt Hà Nội 2

comment Bình luận

largeer