Gừng mọc mầm có ăn được không?

Gừng mọc mầm có ăn được không? Chỉ vì tiếc mà nhiều người thường sử dụng những thực phẩm nấu ăn đã mọc mầm. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn.
18/03/2018 16:46

Đặc điểm sinh học của củ gừng

Gừng là loài cây thân cỏ sống lâu năm. Thân cây gừng thường cao khoảng 50-100cm. Thân gừng phát triển theo hình ống và có nhiều bẹ lá ôm sát vào nhau.

Lá gừng cũng thuộc lá đơn mọc so le và có hình mũi mác thuôn dàu về phía ngọn. Mặt lá gừng nhẵn bóng có màu xanh đậm, gân màu xanh naht và có mùi thơm.

Củ gừng phát triển ở dưới đất và có nhiều đốt. Ở mỗi đốt này sẽ có một vài mầm non, nếu gặp điều kiện thuận lợi mầm đó sẽ phát triển thanh chồi và ra cây mới.

gung moc mam co an duoc khong

Gừng mọc mầm có ăn được không? Gừng không chỉ là loại gia vị tạo hương vị cho các món ăn mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt

Củ gừng có vỏ màu vàng nhạt, thân củ lại có nhiều sợ dọc. Củ gừng có vị cay nồng và có thể dùng vào nhiều việc.

Hoa gừng không mọc ra từ thân mà lại mọc ra từ củ. Hoa có cuống dài khoảng 20cm và các bông hoa mọc sát nhau. Mỗi bông hoa có kích thước khoảng 5cm, rộng 2-3cm. Hoa gừng có 3 cánh màu vàng nhạt và hơi tím ở mép cánh hoa. Nếu củ gừng được thu hoạch sớm thì sẽ không có hoa.

Gừng mọc mầm có ăn được không?

Chúng ta thường bắt gặp việc gừng mọc mầm trong bếp, gừng mua được thời gian ngắn đã mọc mầm. Tuy nhiên nhiều người lại tận dụng những củ gừng này mà không biết đang tự làm hại sức khỏe bản thân và gia đình.

Thực tế gừng đã mọc mầm không còn giá trị dinh dưỡng nữa mà còn sinh ra chất độc. Những củ gừng bị nẫu hoặc đã mọc mầm dù vẫn còn cay nhưng cũng rất nguy hiểm vì nếu dùng để chế biến có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, quá trình gừng bị dập nát và mọc mầm là bên trong đã sinh ra một chất độc có thể shikimol.

gung moc mam co an duoc khong 1

Gừng mọc mầm có ăn được không? Gừng mọc mầm không thể ăn được vì chúng đã sinh ra độc tố

Khi người ăn phải những củ gừng này sẽ không hấp thu được chất dinh dưỡng mà còn khiến cho gan bị nhiễm độc, biến tính và tổn hại đến công năng bài tiết của gan.

Bởi vậy mà khi chọn gừng bạn không nên chọn những củ gừng dập nát, nhũn, héo và mọc mầm. Đặc biệt nếu khi mua về chưa dùng đến mà củ gừng sau một thời gian mọc mầm, héo thì bạn đừng nên tiếc mà hãy bỏ chúng đi.

Ứng dụng của củ gừng

Gừng được biết đến là một loại gia vị được sử dụng rộng rãi. Đây là thực phẩm có vị cay, thơm và chống được khí lạnh.

Trong ẩm thực mọi người thường ăn gừng tươi cùng các món ăn có vị lạnh như: ốc, trứng vịt lộn. Không những vậy gừng còn được sử dụng trong chế biến các món chè cháo đê làm tăng hương vị thơm ngon. Dùng trong ướp thịt bò để giảm mùi mỡ bò và tăng hương vị. Gừng còn được dùng nhiều để làm mứt gừng ăn chống ngán, lạ miệng rất ngon.

Không chỉ được dùng như một loại gia vị chế biến món ăn mà gừng còn là một vị thuốc nam rất phổ biến. Chính công dụng chống lạnh của gừng mà loại củ này được dùng để chữa ho, chống cảm lạnh, tăng nhiệt cho cơ thể.

Gừng được đem ngâm với rượu rồi xoa bóp cơ thể có thể chữa được đau nhức cơ, tê chân, phong thấp. Trong các bài thuốc nam hay thuốc bắc bao giờ cũng có một vài lát gừng. Bỏ vài lát gừng vào trà không những làm cho cốc nước có vị thơm mà còn có tác dụng chống viêm họng.

Những tác dụng chữa bệnh của gừng

- Chữa đau dạ dày: Mỗi sáng uống 1 ly trà gừng mật ong, mỗi tuần uống 3-4 lần sẽ giảm nhanh các triệu chứng đau dạ dày.

- Giảm các chứng bệnh đau đầu: Khi bị đau đầu, nhai sống 1 lát gừng tươi, sau 30 phút các cơn đau đầu sẽ dần tan đi.

- Hỗ trợ bệnh tiểu đường: Uống 1 ly trà gừng vào buổi sáng giúp kiểm soát hoạt động của lượng đường trong máu.

- Chữa rối loạn tiêu hóa: Nếu bị mắc các chứng bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu,… thì nên uống trà gừng hay ăn canh có bỏ gừng.

- Kiểm soát hoạt động tim mạch: Các bác sĩ cho biết gừng có thể giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và đột quỵ. Chúng giúp giảm cholesterol trong máu và tim mạch.

- Chữa bệnh về hô hấp: Khi bị bệnh về hô hấp, nên uống trà xanh nấu loãng có xắt thêm vài lát gừng vào. Có thể cho thêm ít mật ong và bảo quản trà còn độ ấm, uống trong ngày.

- Chữa rối loạn kinh nguyệt: Muốn kinh nguyệt đều đặn, mỗi tuần nên uống trà gừng 3-4 lần vào sau bữa ăn sáng. Chúng còn có thể giúp giảm các cơn đau kinh nguyệt rất tốt.

- Giảm stress: Cảm thấy mệt mỏi và áp lực, nên nhâm nhi một ly trà gừng thật chậm để cảm nhận sự thoải mái mà gừng mang lại.

- Điều trị ung thư: Dùng như gia vị hằng ngày có thể giúp giảm sự phát triển của các khối u.

- Chữa sốt rét: Cho bệnh nhân sốt rét mặc ấm, ăn cháo loãng và uống kèm 1 ly trà gừng.

gung moc mam co an duoc khong 2

Gừng mọc mầm có ăn được không? Một ly trà gừng vào mỗi buổi sáng sẽ giúp cơ thể tỉnh táo, phòng được nhiều bệnh

Lưu ý khi dùng gừng để chữa bệnh:

- Người có thể nhiệt nóng và ra nhiều mồ hôi không nên dùng gừng.

- Mỗi ngày không dùng quá 200g gừng và tiêu thụ chúng trong thời gian dài do có thể làm mỏng mạch máu.

- Phụ nữ có thai, người mắc bệnh nôn ra máu, đại tiện ra máu không nên dùng gừng. Do dùng quá nhiều gừng có thể  gây co thắt tử cung, có thể làm xuất huyết tử cung trong thời kỳ mang thai.

- Dùng gừng chữa bệnh nên để nguyên vỏ, nên dùng gừng già đã có xơ công dụng sẽ tốt hơn.

comment Bình luận

largeer